Kỹ Thuật Trồng Lan Đẹp – Siêu Dễ Dàng

Cách trồng lan được xem là một thú chơi tao nhã đòi hỏi sự đầu tư tỉ mỉ và niềm yêu thích thực sự của người chơi. Muốn có một giỏ lan đẹp, bên cạnh phương pháp trồng lan phổ biến nhất hiện nay là ghép, còn có cách trồng hoa lan trong chậu. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây của BSF Smart Farm về cách trồng lan trong chậu và cách chăm sóc lan ra hoa nở đẹp dưới đây.

Kỹ Thuật Trồng Hoa Lan Siêu Đẹp

Trước khi đi sâu vào kỹ thuật trồng Lan các bạn cũng nên tìm hiểu sơ bộ về giống cây này để có kiến thức sơ bộ về lan nhé.

Hoa Lan Có Từ Khi Nào?

Năm 1737, nhà thực vật học Thụy Điển Carolus Linnaeus lần đầu tiên đưa ra phương pháp phân loại thực vật, bước đầu phân hoa lan thành 8 chi và 21 loài. Năm 1759, tại Luân Đôn nước Anh đã thành lập vườn thực vật hoàng gia, tiến hành trồng thí nghiệm đối với hơn 100 loài lan nhiệt đới.

Hiện Tại Ở Việt Nam với khí hậu nhiệt đới gió mùa thì chúng ta đang chơi những dòng lan nhiệt đới là chủ yếu.

Phương pháp nhân giống hoa lan nhiệt đới:

Phương pháp nhân giống hoa lan có gieo hạt, tách cây và cấy mô.

Phương pháp gieo hạt: Hoa lan nhiệt đới đại đa số có thể trồng bằng gieo hạt, tuy nhiên phải tiến hành trong điều kiện vô khuẩn, kỹ thuật phức tạp, thông thường chỉ có những đơn vị nghiên cứu chuyên ngành mới có thể tiến hành, hơn nữa thường chỉ ứng dụng khi gây giống.

Phương pháp tách cây: phương pháp này đơn giản và tỷ lệ sống cao, thông thường tiến hành trước khi ra chồi mới hoặc sau khi hoa tàn. Trước tiên đem hoa lan nhấc ra khỏi chậu, cố gắng không làm tổn thương đến hệ rễ , sau đó dùng dao sắc để tách, phần tách xuống cần có 4 củ giả hành trở lên, có như vậy mới hình thành được một cây độc lập. Khi tách cần cắt bằng miệng cắt, sau đó dùng tro hoặc bột Sunphur để đắp lên phòng bị thối, đem thân giả hành có chồi nhú trồng vào chậu, nếu không có chồi nhú thì dùng bùn hoặc mạt cưa phủ lên trên để giữ ẩm, đặt trên luống ươm ấm ẩm, đợi đến khi có chồi nhú lên thì trồng vào chậu, cũng có thể dùng đoạn thân không mọc các khóm cây con để giâm, đem chúng giâm vào trong than bùn, duy trì nhiệt độ cao, chỉ sau một thời gian ngắn là có thể ra rễ và mọc lá . Còn một số loài hoa lan nhiệt đới như chi Odontoglossum citrosum, lan Vũ nữ, lan Hồ điệp, có thể cắt hoa của nó thành đoạn dài 2 – 3cm, đặt phẳng trên rêu bùn than ấm, ẩm, cũng có thể ra rễ tạo thành cây mới.

Phương pháp cấy mô: Thường ứng dụng khi muốn tiến hành nhân giống nhanh, có thể dùng hạt, ngọn thân, phôi làm thực thể ngoài để tiến hành cấy mô. 

Môi trường phù hợp để trồng hoa lan

Để trồng được một chậu hoa lan đẹp không phải là điều dễ dàng, nó đòi hỏi bạn phải đảm bảo môi trường phù hợp để trồng hoa lan như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, không khí, nước, đất…

  1.   Nhiệt độ trồng hoa lan:

Không giống với một số loài hoa khác, phong lan được chia thành nhiều loại khác nhau theo từng vùng địa lý là lan nhiệt đới, á đới và ôn đới, mỗi loại lan này có đặc điểm sinh trưởng khác nhau tuy nhiên trong thời kỳ nảy mầm, lên cây con thì người trồng lan cũng phải đảm bảo được nhiệt độ cuối xuân đến đầu thu vào ban ngày là 18-30°C, còn ban đêm là 16 đến 20°C, trường hợp bạn để môi trường sống của lan dưới 5°C hay trên 35°C thì lan đều phát triển chậm hoặc không phát triển.

Lan nhiệt đới và lan ôn đới có nhiệt độ trong thời kỳ sinh trưởng khá giống nhau tuy nhiên vào mùa đông yêu cầu nhiệt độ của hai loại lan  này lại khác xa nhau. Đối với lan nhiệt đới yêu cầu nhiệt độ của hai loại lan này lại khác xa nhau. Đối với lan nhiệt đới yêu cầu nhiệt độ vào mùa đông là 16 đến 18°C ban ngày và 14°C ban đêm, còn đối với lan á nhiệt đới thì yêu cầu nhiệt độ ban ngày là 13 đến 15°C và ban đêm là 10 đến 11°C.

Khi lan ôn đới và á nhiệt mọc trên núi cao thì nhiệt độ yêu cầu cho ban ngày là 7°C và ban đêm là từ 0-3°C. Những loại lan Bắc Á hay những loại lan mọc trên núi cao như lan độc toán, xuân lan có đặc tính ngủ đông vì vậy bạn chỉ cần đảm bảo nhiệt độ 0-5°C trong giai đoạn xuân hóa nếu không cây sẽ khó ra hoa.

  1.   Ánh sáng để trồng hoa lan:

Để phong lan có thể quang hợp được thì ánh sáng cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng, nó có tác động đến các giai đoạn mọc nhánh, sinh trưởng, ra hoa và nở hoa của lan tuy nhiên đối với các loại lan có đặc tính sống trong rừng, ở những nơi hoang dã, cây cối rậm rạp, um tùm thì nó không có điều kiện ánh sáng đầy đủ như những loài lan khác. Vì vậy dựa trên đặc điểm này người ta phân lan ra thành 3 loại để đáp ứng được yêu cầu về ánh sáng của nó đó chính là lan ưa nắng, không ưa nắng, và loại sống ở môi trường râm mát.

Đối với loại lan ưa nắng bạn không nhiều hoặc chỉ cần cung cấp một lượng nhỏ ánh sáng ví dụ như lan trúc là 30 đến 40%, lan bán âm (Vanda, Thạch hộc) là 50 đến 70%, lan tính âm (các loại lan truyền thống) là 85 đến 90%… yêu cầu ánh sáng của lan có điểm bão hòa vì vậy đến một lúc nào đó việc cung cấp ánh sáng không còn có tác dụng gì đối với lan.

Theo kết luận của các nhà chuyên môn thì ánh sáng thích hợp nhất dành cho lan chỉ khoảng chừng 4.000 đến 5.000lux như tỷ lệ nảy chồi, ra hoa và màu sắc lá sẽ đạt đến mức tốt nhất.

Yêu cầu ánh sáng của lan cũng tuân theo một quy luật, thông thường lan địa sinh yêu cầu ánh sáng nhiều hơn lan phụ sinh, lan lá lớn cần nhiều hơn lan lá nhỏ, những nơi thấp hơn mực nước biển cũng có yêu cầu ánh sáng nhiều hơn những nơi cao hơn mực nước biển.

Vào mùa hè bạn có thể để ánh nắng trước 7 giờ chiếu trực tiếp vào lan vì nắng ban mai khá yếu, sẽ không làm cho cây bị vàng lá, sau 7 giờ bạn phải cung cấp mái che cho cây. Trước thời điểm tiết Thanh Minh bạn phải cung cấp nhiều ánh sáng để giúp cho bộ rễ, chồi, lá của lan có thể phát triển được khỏe mạnh, đến sau Bạch Lộ tiết trời trở lạnh, cây con đa phần đã lớn, bạn có thể cung cấp ánh sáng nhiều hơn để giúp cây ra hoa, tích lũy dưỡng chất ở phần rễ sẽ giúp cây sinh trưởng vào các mùa kế tiếp.

  1.   Độ ẩm không khí để trồng hoa lan:

Hầu hết các loại phong lan hiện nay đều được sống trong môi trường nhiệt đới có độ ẩm của không khí từ 70% đến 90 % và á nhiệt đới như ở trung quốc với độ ẩm không khí là 60-80%, vào mùa đông độ ẩm này có thể giảm xuống còn 40-50% chính vì vậy trong thời kì sinh trưởng người trồng buộc phải đảm bảo độ ẩm không khí cho lan là 70%, không được để quá khô hoặc quá ẩm làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

Ngoài ra độ ẩm không khí của lan còn phụ thuộc vào từng chủng loại, thời tiết, mùa, thời kỳ sinh trưởng khác nhau, Nếu là lan truyền thống mọc ở vùng núi cao hay các thung lung thì độ ẩm của nó khá thấp vào tầm tháng 2 và tháng 3 vì vậy bạn phải đảm bảo độ ẩm cho cây là 70-80%. Thời điểm cuối xuân đến cuối thu là lúc mưa nhiều, trong rừng còn thường xuyên đọng sương mù nên độ ẩm khá cao, khoảng từ 80% trở lên.

Độ ẩm không khí của lan phụ sinh cao hơn lan địa sinh, lan nhiệt đới cao hơn lan ôn đới, thời kỳ cây sinh trưởng yêu cầu độ ẩm cao hơn thời kỳ cây nghỉ, ban ngày cần độ ẩm cao hơn ban đêm… dựa trên những yêu cầu đó bạn cần phải tạo được một môi trường có độ ẩm không khí thích hợp cho cây ví dụ như lắp hệ thống phun sương, đo nhiệt kế để điều chỉnh độ ẩm hợp lý…

  1.   Nước để trồng hoa lan:

Mặc dù có tính ưa ẩm ướt nhưng phong lan lại rất dễ bị ngập úng điều đó lí giải vì sao các loài lan sinh trưởng trong rừng đều mọc ở khe núi, thung lũng, vách đá , các tầng đất mỏng trong rừng trúc… những nơi này có hàm lượng dinh dưỡng trong đất cao đồng thời chúng có địa hình dốc nên không xảy ra tình trạng ngập úng.

Ở giai đoạn mọc rễ, mọc chồi hay sinh trưởng là lúc mà lan cần nhiều nước nhất vì vậy người trồng lan cần phải đảm bảo đáp ứng được lượng nước cho cây đủ trong thời gian này. Còn đối với những thời điểm khác lượng tiêu hao nước của chúng không nhiều nên việc điều tiết lượng nước là vô cùng quan trọng, nếu bạn cung cấp quá nhiều nước sẽ dẫn đến tình trạng ngập úng, thối rễ…

  1.   Gió 

Lan đa phần đều sống ở những môi trường nhiều gió, loại lan phụ sinh mọc ở trên cây hay vách đá có bộ rễ lộ ra ngoài, thoáng khí. Thoáng gió, đảm bảo khả năng quang hợp, điều tiết nhiệt độ cũng như giảm phát sinh sâu bệnh cho cây.

Muốn lan phát triển bạn không được đặt chúng ở khu vực có khói lan, bụi bẩn.. vì nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của cây, tuy nhiên cũng lưu ý khi trồng lan trong nhà bạn không được đóng hết các cửa sổ vì như vậy nó sẽ làm giảm điều tiết độ ẩm, ngăn ánh sáng và làm cho cây không thể sinh trưởng và phát triển được.

  1.   Chất liệu môi trường nuôi cấy để trồng hoa lan:

Đối với lan tự nhiên có môi trường sống thoáng khí, ẩm và không tích nước vì vậy bạn cũng phải đảm bảo giá thể khi trồng lan tự nhiên cũng hội tụ những yêu cầu trên. Đối với lan địa sinh bạn có thể dùng bùn hoa lan để trồng, đây là loại bùn ở trên mỏm đá hay vách núi.

Bạn cũng có thể sử dụng loại đất bị phong hóa hay cỏ bụi để làm giá thể khi trồng lan, loại đất này có ưu điểm là tơi xốp, thoáng khí, độ pH, hàm lượng Kali, phốt pho đều đảm bảo đáp ứng yêu cầu choc ho lan địa sinh, tuy nhiên bạn phải bổ sung thêm Nito cho chúng.

Hiện nay một số loại giá thể mới dành cho lan ngoại cũng được nhiều người sử dụng ví dụ như rêu, dương xỉ, vỏ cây, vỏ dừa… chỉ cần đảm bảo được môi trường thông thoáng, không phản ứng hóa học thì nó có thể làm giá thể cho lan

  1.   Phân bón hóa học để trồng hoa lan:

Phân bón hóa học cho lan đa phần có các nguyên tố như đạm, phốt pho, kali. Đạm là nguyên tố nhằm để thúc đẩy cho cây phát triển, nếu không cung cấp đủ lượng đạm cây sẽ xả ra hiện tượng vàng lá hoặc phát triển chậm. Đối với phốt pho là loại phân bón giúp cho rễ cây lan phát triển mạnh, sử dụng trong trường hợp người trồng muốn thúc đẩy cho cây ra chồi non, chồi hoa…

Kali là loại phân bón giúp giả hành thêm khỏe, chống lại sự tấn công của sâu bệnh. Nếu thiếu chất này cây sẽ trở nên yếu ớt, lá rủ mềm và ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình sinh trưởng của cây. Kali là một yếu tố có trong than củi , cỏ khô…

Một số loài lan nhiệt đới ở Việt Nam

Có 5 loài lan nhiệt đới lớn mà chúng ta thường biết đến lần lượt là Địa lan, lan Hoàng thảo, lan Hồ điệp, lan Vũ nữ, Cát lan.

Địa lan:  Địa lan là một loại lan nhiệt đới phần lớn có xuất xứ ở phía đông của dãy Himalaya, thuộc dãy núi phía Nam trải dài đến khu vực gió mùa Ấn độ dương của Trung Nam bấn đảo, ở độ cao 1000 – 3000m  so với mực nước biển. Đặc điểm lớn nhất ở vùng này là có mùa khô ẩm, tức mùa đông khô lạnh nhưng không có sương muối, mùa hè ấm ẩm nhưng không có nắng gắt. Chính vì vậy khi trồng loại lan này, vào mùa đông cần tránh sương muối, nhiệt độ vào ban đêm thông thường thích hợp từ  5-10 C, nếu thấp dưới 5’C cây vẫn có thể chịu được, nhưng không bị rét hại.

Lan Hoàng Thảo: Lan hoàng thảo là một loại lan nhiệt đới, toàn bộ chi lan Hoàng thảo đều là lan phụ sinh, sống trên vỏ cây,thân thẳng hoặc rủ, đối với cây mọc thẳng có thể trồng trong chậu, đối với cây mọc rủ có thể trồng trong chậu treo. Loài lan này tương đối dễ trồng, thông thường chịu được nhiệt độ cao tốt hơn so với lan nhiệt đới bình thường. Cây cần nhiều nước, đồng thời cũng cần nhiều ánh sáng, đặc biệt là vào mùa sinh trưởng. Phần lớn các loài lan nhiệt đới vào mùa đông yêu cầu nhiệt độ không được thấp dưới 15’C, chỉ có một số loài ở vùng cận nhiệt đới và vùng núi mới có thể chịu được nhiệt độ thấp dưới 15’C , tuy nhiên cũng không được thấp dưới 10’C.

Lan Hồ Điệp: Lan hồ điệp là một loài lan nhiệt đới, Sở dĩ có tên gọi như vậy là do hình dạng hoa giống cánh bướm. Tuyệt đại đa số các loài thuộc chi Lan Hồ Điệp đều phân bố ở vùng nhiệt đới, đặc biệt là các loài có hoa to, chỉ có rất ít một số loài mới có thể sống ở vùng cận nhiệt đới phía tây Trung Quốc. Khi trồng cần đặc biệt chú ý giữ môi trường ấm ẩm cho cây. Nhiệt độ thích hợp nhất là 18-30’C. Vào ban đêm, yêu cầu nhiệt độ chênh lệch khoảng 10’C, nếu như thời gian có nhiệt độ thấp dưới 15’C quá dài, sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của rễ, lá có thể bị vàng và rụng. Ngược lại, nếu như thời gian có nhiệt độ cao trên 33’C dài cũng gây tác động xấu đối với cây. Nhiệt độ vào ban đêm thích hợp nhất là 18-20’C , cây con có thể cao hơn một chút (23’C), nhiệt độ ban ngày lý tưởng nhất là trong khoảng 28’C, tốt nhất không nên để thấp dưới 25’C. Ngoài ra lan Hồ điệp ưa ánh sáng yếu, kỵ nắng gắt để tránh bị cháy lá, đặc biệt là đối với cây con, tuy nhiên đối với cây ra hoa có thể tăng cường độ ánh sáng. Thông gió và thoát nước là hai yếu tố cũng rất quan trọng, nếu không cây sẽ bị thối rễ.

Lan Vũ nữ: Lan vũ nữ là một loài lan nhiệt đới, chi này còn được gọi là chi lan Kim Điệp, là lan phụ sinh hoặc lan địa sinh. Gốc giả hành to hoặc nhỏ, phần gốc có 2 lớp vỏ bao quanh, trên đỉnh có 1-2 lá. Lá dẹt hoặc dạng ống tròn, cứng, mọng nước cho đến có lớp màng. Hoa tự mọc từ phần gốc giả hành, thường to, phân cành, có nhiều hoa, hoa thường có màu vàng hoặc vàng kim, có cánh môi 2 thùy ở đoạn đầu. Toàn chi có khoảng 400 loài mọc dại, phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Trung châu Mỹ và Nam châu mỹ. Lan vũ nữ ưa ẩm ướt, cần độ râm mát nhất định, cần thườn xuyên tưới nước cho phần rễ, thông thường có thể trồng trong chậu. Mùa động nhiệt độ thông thường không được thấp dưới 12-15’C, tuy nhiên một số loài cận nhiệt đới có thể chịu được nhiệt độ thấp dưới 12’C, tuy nhiên không chịu được sương muối.

Cát lan: Lan vũ nữ là một loài lan nhiệt đới, chi này còn được gọi là chi Cát lan, lan phụ sinh. Thân thông thường phình ra thành thân dạng giả hành, trên đỉnh có 1 – 2 lá. Lá cứng hoặc mọng. Hoa mọc đơn hoặc mọc thành chum, mọc trên đỉnh thân giả hành, thường to và có màu sắc đẹp, là một trong những loài thực vật họ Lan có đương kính hoa to nhất, đường kính có thể lên tới 12 – 15 cm, vào mùa hè nhiệt độ không được quá cao. Trong mùa sin trưởng cần rất nhiều nước, tuy nhiên kỵ tích nước và thông gió kém.

Cách Trồng Hoa Lan Cơ Bản

Thiết kế vườn trồng lan

Cách trồng lan sẽ không quá khó nhưng cần sự kỹ lưỡng của bạn. Với việc trồng và chăm sóc lan dù nghiệp dư hay chuyên nghiệp hoặc để kinh doanh thì việc chọn và thiết kế vườn trồng là khâu đầu tiên cũng là quan trọng nhất. Bạn cần chuẩn bị thật kỹ và cẩn thận.

  •  Nếu trồng trên ban công, mái hiên, sân thượng: Cần đặt thêm các chậu cảnh khác như cau, mai chiếu thủy, nguyệt quế… để giảm bớt sự khô nóng do ảnh hưởng của kết cấu bê tông, mái tôn… xung quanh.
  •  Giàn che ánh sáng: Nên dùng lưới màu xám hay xanh đen. Tốt nhất nên thiết kế khung giàn cẩn thận đảm bảo độ bền và chống gió bã. 

1.2. Chọn lựa giống lan phù hợp

  • Nếu như mới trồng bạn nên trồng những loại lan dễ sống, phát triển mạnh và cho hoa nở liên tục. Một số loại lan dễ trồng bạn có thể cân nhắc chọn trồng đó chính là: Lan vũ nữ, Lan Hồ Điệp, Lan Dendrobium,… Những loại lan này dễ chăm sóc và ra hoa khá đẹp.
  • Cây lan giống được trồng hiện nay thường được chọn bằng cách nuôi cấy mô hoặc tách mầm từ cây mẹ. Nhìn chung môi trường nuôi cấy mô phong lan thường ở nhiệt độ 22 – 27 độ C. Với cường độ ánh sáng phù hợp với từng loại và độ pH 5 – 7.
  • Trước khi trồng hầu hết các giống lan nói chung đều cần phải xử lý qua bằng các dung dịch kháng khuẩn nấm bệnh và kích thích mọc rễ. Bạn có thể khử trùng mô lan bằng Starner 20 WP cấy bằng Clorox hoặc Hipocloritcalci, bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng.
  • Thường thì việc trồng và nhân giống lan bằng cách tách mầm có thể được tách từ các chậu lan lớn. Mỗi phần đế có từ 2 – 3 nhánh. Khi tách bạn sử dụng dao sắc khử trùng bằng cồn và cắt mầm. Sau đó hãy bôi vôi vào vết cắt trên thân hoa lan cho nhanh liền sẹo.

1.3. Lựa chọn chậu để trồng hoa lan

  • Hiện nay, có khá nhiều loại chậu được dùng để trồng lan, chậu đất nung, chậu bằng nhựa, hay cũng có thể trồng trong quả dừa khô.
  • Những chậu trồng lan cần phải có nhiều lỗ để đảm bảo độ thông thoáng, thoát nước tốt.

1.4. Giá thể trồng

  • Yêu cầu những loại giá thể xốp, nhẹ, có khả năng giữ ẩm cao.
  • Giá thể bên trong chậu có thể là: Than gỗ, xơ dừa, vỏ lạc hoặc dớn,… Khi chuẩn bị bạn cần đặt than gỗ chặt khúc với kích thước 1x2x3cm và phải ngâm rửa sạch rồi phơi khô.
  • Xơ dừa xé nhỏ cho tơi bạn nên ngâm khoảng 1 tuần cho bớt lượng tannin và chất mặn đi. Vỏ dừa chặt khúc nhỏ như than rồi ngâm qua nước vôi 5% để diệt sạch nấm bệnh.

Cách trồng hoa lan trong chậu

  1. Sau khi đã chọn được giống phù hợp, chuẩn bị chậu trồng kích thước cân đối và giá thể thì ta sẽ tiến hành trồng lan.
  2. Cho giá thể vào khoảng 1/5 chậu. Nên cho những giá thể có kích thước lớn xuống phần đáy trước, giá thể có kích thước vừa và nhỏ ở giữa và trên. Luôn đảm bảo lượng giá thể trong chậu thấp hơn so với mép chậu từ 1 – 2 cm.
  3. Nếu trồng loại lan đa thân nên cắm cọc nhỏ ở mép chậu, còn cắm ở giữa chậu nếu đó là loại lan đơn thân. Cọc này là để giúp cành lan được đứng vững vì nó khá mỏng manh, yếu ớt.
  4. Sau đó, dùng dây buộc lan vào cọc sao cho hướng phát triển của cành luôn hướng vào giữa chậu.
  5. Khi trồng, không cho gốc cây nằm ở sát đáy chậu và chỉ để lưng chừng giữa lớp giá thể. Trên mặt, phủ một lớp xơ dừa hay dớn để tăng độ ẩm cho cây.
  6. Đối với cây mới trồng nên che nắng, giảm ánh sáng, đến khi rễ non phát triển thì mới chuyển dần sang nơi có ánh sáng tốt hơn.

Cách chăm sóc lan ra hoa nở đẹp

Có khá nhiều loài hoa lan dễ trồng và dễ chăm sóc. Tuy nhiên cũng không hiếm loại lan khó trồng và tính khí khá đỏng đảnh. Để chăm sóc hoa lan đúng cách, chúng ta đảm bảo được các điều kiện thuận lợi cho lan phát triển. Các yếu tố quan trọng nhất đối với việc chăm sóc lan là: Ánh sáng, nước tưới, độ ẩm, chậu hay giá thể và dinh dưỡng.

3.1. Chế độ chiếu sáng

  • Có thể nói cường độ chiếu sáng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển và sinh sản của lan. Nếu thiếu nắng cây lan của bạn tuy vươn cao nhưng ốm yếu và nhỏ không mập và lá thường có màu xanh tối nên dễ bị sâu bệnh hại tấn công.
  • Hoa lan ưa bóng râm. Ở nơi mát mẻ thì cây sẽ giữ được độ xanh tươi, hoa luôn tươi tắn và duy trì sự sống lâu hơn. Tránh đặt hay treo chậu lan ở những nơi có ánh sáng trực tiếp và gay gắt vì sẽ làm lá cây bị cháy và cây cũng không sống lâu được. Nếu như quá thừa nắng thì cây dễ bị vàng lá và có nhiều vết nhăn. Hoa sẽ nở sớm và khi cây còn nhỏ thì hoa sẽ ngắn và kém phát triển.
  • Tùy theo độ tuổi của cây lan mà chúng ta sẽ có những cách chiếu sáng cho phù hợp. Một số loại lan điển hình ít chịu nắng như lan Hồ Điệp có thể chịu được 30% nắng, Lan Cattleya chịu được khoảng 50% nắng và lan Vanda lá hẹp có thể chịu được khoảng 70% nắng.
  • Việc chiếu sáng ánh nắng còn tùy thuộc vào giai đoạn phát triển. Lan con từ 0 đến 10 tháng bạn chỉ cần chiếu sáng khoảng 50%, Lan nhỡ hơn từ ngoài 12 tháng đến 18 tháng có thể chịu ánh sáng được đến 70% và thời điểm ra hoa cần chiếu sáng nhiều hơn.

3.2. Cách trồng lan đúng cách bằng phân bón

Cây đầy đủ chất dinh dưỡng hoa lan sẽ to đẹp và cây phát triển tốt. Ngược lại nếu thiếu chất dinh dưỡng hoa sẽ còi cọc và ít ra hoa. Trồng hoa lan cần đầy đủ 13 chất dinh dưỡng khoáng để cây phát triển và ra hoa tốt thuộc nhóm đa, trung và vi lượng bao gồm:

  • Dinh dưỡng đa lượng: Đạm, Lân, Kali.
  • Dinh dưỡng trung lượng: Lưu huỳnh, Magie, Canxi.
  • Dinh dưỡng vi lượng: Sắt, Kẽm, Đồng, Mangan, Bo, Molypden, Clo.
  • Tuy cần chất dinh dưỡng nhưng cây hoa lan lại không chịu được khi nồng độ dinh dưỡng cao, vì vậy khi cung cấp chất dinh dưỡng cho cây hoa lan nên chú ý cung cấp thường xuyên và phun qua lá.
  • Phân bón cho cây hoa lan phải tùy thuộc vào từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây. Trong lúc cây sinh trưởng cần đạm cao, lân và cali thấp. Trước khi cây chuẩn bị ra hoa cần lân và kali cao hơn đạm thấp. Khi hoa lan đã nở hoa, cần kali cao, lân và đạm thấp.

3.3. Tưới nước

  • Trong quá trình sinh trưởng của hoa lan rất cần nước. Tuy nhiên không nên tưới nhiều, mỗi tuần chỉ cần tưới 1 – 2 lần với lượng nước vừa phải là được. Kết hợp sử dụng những loại giá thể có khả năng giữ ẩm tốt như rêu, xơ dừa phủ quanh gốc cây.
  • Nếu thiếu nước cây hoa sẽ khô héo, lá rụng, nụ nở sớm. Khi thừa nước, cây hoa lan dễ bị thối, lá mọc đứng sát nhau, hơn thế rễ sẽ rong rêu và nấm bệnh phát triển mạnh.
  • Nước sử dụng tưới cho hoa lan không được quá mặn, phèn và clo thích hợp, pH 5,6. Nên tưới nước vào buổi sáng và chiều, tưới vừa đủ ẩm.

3.4. Cắt tỉa – Phân đoạn cần thiết của trồng lan

Khi cây đã ra hoa thì không nên để cành hoa trên cây quá lâu vì cây sẽ mất lượng lớn dinh dưỡng để nuôi hoa. Tốt nhất, khi thấy hoa ở ngọn đã tàn và cành chỉ còn lác đác vài bông thì nên cắt bỏ đi để tập trung dinh dưỡng nuôi cây.

3.5. Cách trồng và chăm sóc hoa lan

Muốn cành lan luôn xanh tốt, không những phải chăm sóc kỹ lưỡng mà cần phải chú ý xịt thuốc phòng bệnh cho lan. Vì lan dễ bị nhiễm các loại nấm hay vi khuẩn nên điều này là cần thiết và cần làm định kỳ.

  • Nếu cây lan bị bệnh do nấm thì có thể dùng thuốc Benomeyl, Captan, Aliette,…
  • Nếu bệnh do vi khuẩn thì xịt các loại thuốc Kasimin, Physan 20, Nacossan,…Trường hợp bệnh do nhện đổ thì dùng Kelthane, do côn trùng hay rệp thì dùng Supracide, Mipcin,… Hay nên dùng thuốc Methaldehyde cho lan khi có ốc sên gây hại.
  • Định kỳ xịt thuốc cho cây 7 – 10 ngày/ lần vào mùa mưa và 15 – 20 ngày/ lần vào mùa nắng để hạn chế tối đa nguy cơ cây bị bệnh.

Ý nghĩa của hoa lan

Hoa lan được xem là một biểu tượng lý tưởng cho tình yêu và sắc đẹp, sự thấu hiểu, sự quyến rũ. Song, đối với mỗi màu hoa thì lan lại mạng một ý nghĩa riêng biệt khác nữa.

  • Hoa lan màu xanh nhạt: Tượng trưng cho sự độc đáo, hiếm có.
  • Hoa lan màu xanh lá: Hoa lan màu này mang lại may mắn và phước lành. Nó đại diện cho sức khỏe và tuổi thọ.
  •  Hoa lan màu đỏ: Là biểu tượng cho khao khát mãnh liệt và còn cho cả sức khỏe và lòng dũng cảm.
  • Hoa lan màu hồng: Đây là màu hoa của sự duyên dáng, niềm vui và hạnh phúc. Đối với hình tượng người phụ nữ, nó thể hiện sự nữ tính và trong sáng.
  • Hoa lan màu trắng: Đại diện cho sự khiêm nhường, sự tôn kính, trong sạch thuần khiết và sắc đẹp, sang trọng.
  • Hoa lan màu tím: Tượng trưng cho sự ngưỡng mộ, tôn trọng, phẩm giá và quyền quý.
  • Hoa lan màu cam: Sự nhiệt tình táo bạo và niềm kiêm hãnh chính là những gì màu hoa này nói lên.

Trên đây là những chia sẽ về hướng dẫn cách trồng lan và chăm sóc đơn giản nhất cho bạn tham khảo. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp cho bạn sở hữu được những chậu lan to đẹp và hoa bền lâu. Với những ai yêu thích hoa thì cần phải nắm vững cách trồng và chăm sóc hoa lan để có được những chậu lan đẹp cho mình nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *