Một trong những loại phân phổ biến nhất hiện nay đó là phân rác hay phân Compost được rất nhiều doanh nghiệp sản xuất giúp cung cấp dinh dưỡng cho cây. Ngoài ra còn giúp cho môi trường ngày càng tươi đẹp hơn. Hãy cùng BSF Smart Farm tìm hiểu về loại phân tuyệt vời này nhé.
Phân Rác Là Phân Gì?
Phân rác còn được gọi là phân compost. Đó là loại phân hữu cơ chế biến từ rác, cỏ dại, thân lá cây xanh, bèo tây, rơm rạ, chất thải rắn của thành phố… Phân được ủ với một số phân men như phân chuồng, nước giải, lân, vôi… cho đến khi hoai mục.
Phân rác có thành phần dinh dưỡng thấp hơn phân chuồng và thay đổi trong những giới hạn rất lớn tùy thuộc vào bản chất và thành phần của rác.
Thành Phần Chính Của Phân Rác
- Carbon – năng lượng; quá trình oxy hóa sinh học các carbon cung cấp nhiệt, ở một mức phù hợp, vật liệu carbon chủ yếu có màu nâu và khô.
- Nitơ – để phát triển và sản sinh nhiều khí hơn để oxy hóa cacbon.
- vật liệu nitơ chủ yếu có màu xanh (hoặc màu sắc khác, chẳng hạn như trái cây và rau quả) và ẩm ướt.
- Oxy -Oxy hóa cacbon, giúp cho quá trình phân hủy.
- Nước – Giúp duy trì quá trình mà không gây ra điều kiện kỵ khí
Nguyên Liệu Làm Phân Rác
- Rác các loại (các chất phế thải đã loại bỏ các tạp chất không phải là hữu cơ, các chất không hoai mục được).
- Tàn dư thực vật sau khi thu hoạch như rơm rạ, thân lá cây.
- Các chất gây men và phụ trợ (phân chuồng hoai mục, vôi, nước tiểu, bùn, phân lân, tro bếp).
Phân Loại Phân Rác
Phân rác được chia ra 5 nhóm chủ yếu:
- Nhóm có nguồn gốc từ thực vật;
- Nhóm có nguồn gốc từ vi sinh vật;
- Nhóm có nguồn gốc từ động vật;
- Nhóm có nguồn gốc từ sinh vật biển;
- Nhóm có nguồn gốc hỗn hợp.
Tác Dụng Chính Của Phân Rác
- Tăng độ tơi xốp cho lớp đất nền.
- Giúp ổn định, vững chắc kết cấu đất trồng.
- Hạn chế sự xói mòn đất.
- Tích trữ nước và chống hạn hán cho cây trồng.
- Không có các kí sinh trùng gây bệnh như sán, giun,…
- Giúp cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, cho năng suất cao.
Cách Ủ Phân Rác Nhà Bếp
Chuẩn bị nguyên liệu
- Vỏ trứng: Cung cấp lượng canxi, khoáng tự nhiên cho cây trồng
- Xương thịt lợn, xương cá: Cung cấp lượng lân lớn cho cây trồng
- Vỏ trái cây như vỏ chuối, cơm, canh thừa: Giúp cung cấp một lượng lớn chất đạm sinh học.
- Rau dập nát, cuống rau, rau hư: Giúp đất tơi xốp, tăng cao độ mùn cho đất vì giàu chất xơ, giàu vitamin.
- Các loại dầu mỡ, sữa hư: Tạo mùi, thu hút côn trùng đến phá hại cây
- Tro, than: Gây hại cho cây trồng vì chứa nhiều chất độc hại
- Bì nilon, chai thủy tinh, chai lọ nhựa: Sẽ cản quá trình sinh trưởng của cây, vì chúng có thời gian hủy vô cùng lâu.
- Phân động vật (chó, mèo): Gây hại cho người vì có các ký sinh trùng độc hại.
Cách Ủ Phân
- Cho 1 lớp chế phẩm men vi sinh EMZEO dưới đáy thùng để thúc đẩy tốt quá trình lên men cũng như xử lý nước rác ở đáy
- Bỏ rác vào thùng có độ dày khoảng tầm 5cm, nên đổ bớt nước ra nếu quá nhiều nước nhé! Đảm bảo độ ẩm của thùng tầm 45 – 50% thôi, để quá trình lên men được diễn ra tốt nhất bạn nhé!
- Rải 1 lớp men vi sinh lên trên bề mặt rác, bạn tiếp tục cho 1 lớp rác thải lên và rắc tiếp 1 lớp men vi sinh nữa.
- Cho vào 1 lít mật rỉ đường theo tỉ lệ 1 lít mật rỉ : 100kg rác, việc này giúp rác khử đi mùi hôi và tăng hiệu quả phân giải.
- Đậy kín thùng lại, ủ từ 15 – 20 ngày rồi sử dụng nhé!
Chú Ý Khi Ủ Phân Rác
- Bạn đặt thùng ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời hoặc nơi ruồi muỗi, sâu bọ nhé!
- Khi rác được ủ từ 7 – 10 ngày, bạn có thể lấy nước ủ rác ra sử dụng
- Thời gian ủ 15 – 20 ngày bằng chế phẩm EMZEO bạn thu được nguồn phân compost bón cho rau sạch, các loại cây trồng.
- Ngoài ra bạn nên bổ sung đầy đủ các thành phần rác thải nhà bếp, giúp chất lượng phân bón tốt nhất có thể.
- Tránh trường hợp sử dụng phân compost khi chúng còn quá nóng, vì điều này thể hiện quá trình lên men chưa được hoàn tất.
Đọc Thêm: Phân Hữu Cơ Vi Sinh Là Gì?
Cách Ủ Phân Rác Tại Nhà
Chọn Phương Pháp Ủ Phân Rác
Ủ nóng:
Phân sau khi lấy ra khỏi chuồng để ủ được xếp thành từng lớp ở nền thoáng, khô ráo không thấm nước và không nén. Trộn thêm 1% bột và 1 – 2% supe lân để loại bỏ chất độn và giữ đạm (% được tính theo khối lượng phân). Sau đó, trát bùn lên đống phân, tưới nước hằng ngày và giữ 60 – 70% độ ẩm cho phân. Sau khoảng 30 – 40 ngày là có thể đem đi sử dụng được. Vì thời gian ủ ngắn nên nhược điểm của phương pháp ủ nóng này là phân bị mất nhiều đạm
Ủ nguội:
Thời gian của phương pháp ủ nguội phải kéo dài 5 – 6 tháng thì phân ủ mới đem đi sử dụng được, tuy nhiên phân lại có chất lượng tốt hơn cách ủ nóng.
Phân sau khi lấy ra khỏi chuồng để ủ thì nén chặt và xếp thành lớp, mỗi lớp rắc thêm 2% phân lân. Ủ đất bột hoặc đất bùn khô lên phân và xếp các lớp phân thành chồng cao tối đa 1.5 – 2.0 m và trát bùn phủ lên đống phân.
Ủ phân Compost:
Phương pháp ủ phân Compost này rất đơn giản và dễ thực hiện, chỉ cần bỏ một ít thời gian và công sức thì bạn sẽ có ngay loại phân bón tuyệt vời này.
Tham Khảo Thêm: Làm Phân Bón Ngay Tại Nhà
Quy Trình Thực Hiện
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Đầu tiên cần chuẩn bị những dụng cụ:
- Bao tay, dao, kéo cắt rác hữu cơ.
- Que trộn, dụng cụ xúc (muôi hoặc xẻng nhỏ).
- Thùng ủ phân chuyên dụng hay thùng sơn/thùng xốp (tùy thuộc vào số lượng rác hữu cơ của từng hộ gia đình mà bố trí số thùng cho thích hợp).
Nguyên vật liệu cần thiết:
- Đất (có thể sử dụng đất đã trồng rau), mùn cưa hoặc mụn dừa.
- Chế phẩm vi sinh: tăng hiệu quả phân hủy và có thể dùng các chế phẩm vi sinh EcoClean Compost.
- Rác như lá cây, thân cây mục, mạt cưa, rơm, bìa carton. Hay những rác thải trong nhà bếp như: vỏ trứng, túi lọc trà, bã cà phê, vỏ rau củ bỏ đi…
Bước 2: Chọn vị trí đặt thùng
Bạn hãy chọn lựa một cái thùng chứa đủ số nguyên vật liệu đã chuẩn bị.
Quá trình ủ phân compost sẽ gây ra mùi chính vì thế hãy chọn vị trí đặt thùng tránh xa nơi sinh hoạt. Nên khoan vài lỗ nhỏ nếu bạn chọn thùng nhựa để có thể thoát nước.
Bước 3: Tiến hành ủ phân
Sau khi đã chuẩn bị xong mọi thứ thì tiến hành sắp xếp các nguyên vật liệu vào thùng chứa.
Sau đó đậy kín để 2 tuần thì tưới một lượng nước đủ ẩm và trộn đều hỗn hợp, sẽ mất ít nhất 30 ngày để những nguyên vật liệu này phân hủy.