Thịt cá lóc thơm ngon, không tanh, chặt thịt và có hàm lượng dinh dưỡng cao. Giá cá lóc thương phẩm dao động ở mức cao từ 100 -150 ngàn đồng/kg đem lại giá trị kinh tế cho bà con chăn nuôi. Tuy nhiên, loài thủy sản này khá khó nuôi, dễ mắc bệnh, đòi hỏi bà con phải nắm vững kĩ thuật và chăm sóc tỉ mỉ. Cùng BSF Smart Farm tìm hiểu cách nuôi cá lóc mau lớn qua bài viết dưới đây.
Danh Mục Bài Viết
Bí Kíp Nuôi Cá Lóc Bông Thành Công
Đặc điểm sinh học của cá lóc
Cá lóc là giống cá dữ, ăn tạp, chủ yếu là ăn động vật và có kích thước chon dài. Chúng sinh sống phổ biến ở trong môi trường nước ngọt như: kênh rạch, đồng ruộng, ao hồ, đầm, sông… Thậm chí cá lóc còn thích nghi được trong môi trường ô nhiễm như: nước đục, nước tù, nước lợ cửa sông. Vào những hôm thời tiết nóng nực, cá chịu được nhiệt độ nước trên 30 độ C.
Cá lóc ưa thích những khu vực có rong đuôi chó, cỏ, bèo vì những khu vực này tập trung nhiều con mồi là nguồn thức ăn khoái khẩu của chúng. Mùa hè ấm áp, cá thường bắt mồi ở tầng nước mặt. Mùa đông lạnh, chúng thường hoạt động chủ yếu ở tầng nước sâu. Cá lóc nuôi thương phẩm nếu được chăm sóc và cho ăn đầy đủ sẽ lớn rất nhanh và đạt trọng lượng từ 0,8 -1,2 kg/con sau 6 tháng. Hiện nay, bà con có thể áp dụng rất nhiều mô hình nuôi cá lóc khác nhau như: nuôi cá lóc trong bồn nhựa, bể xi măng, bể lót bạt, ao đất… tùy vào điều kiện cụ thể nhưng vẫn cho năng suất cao.
Đặc Điểm Sinh Sản Của Cá Lóc
Cá thành thục khi được 23 – 24 tháng tuổi. Cá đẻ trứng nổi,thụ tinh ngoài. Khi sinh sản, chúng có tập tính ấp trứng và canh giữ trứng nên rất hung dữ trong giai đoạn này. Mùa vụ phát dục và sinh sản kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, tập trung vào tháng 6 – 7 dương lịch. Trong tự nhiên, mùa sinh sản thường từ đầu đến giữa mùa mưa, khi nước lũ về ngập các cánh đồng thì cá bắt cặp, làm tổ và tiến hành sinh sản. Cá đẻ tái phát dục 3 – 4 lần trong năm. Cá có kích cỡ 3- 4kg, có lượng trứng từ 7.000- 15.000 trứng. Cá đực, cái ghép cặp và đẻ trứng trong tổ và bảo vệ tổ trứng rất kỹ, cho đến khi cá con đã có thể sống độc lập và chủ động bắt mồi.
Thức Ăn Của Cá Lóc
– Cá lóc thuộc loài cá dữ, tính ăn rộng. Cá nhỏ ăn các loại giáp xác, chân chèo, ấu trùng côn trùng; cá lớn hơn có thể ăn các loại côn trùng, các loại cá nhỏ, tôm nhỏ …; cá trưởng thành ăn tạp, ăn tất cả các loại cá, tôm, ếch, nhái. Trong điều kiện nuôi, cá cũng ăn thức ăn chế biến.
– Khi thiếu thức ăn cá lóc sẽ ăn thịt lẫn nhau, con lớn sẽ ăn con bé. Cá ăn mạnh vào mùa hè, mùa đông cá không bắt mồi.
Bạn có thể bổ sung dinh dưỡng bằng chế phẩm dinh dưỡng hữu cơ vi sinh Amino Acid.
Giá Trị Dinh Dưỡng Tuyệt Vời Của Sâu Canxi
- 43 – 51% protein
- 15-18% chất béo
- 8% – 6.2% canxi
- 1-1.2% phôtpho
Đây là chỉ số thành phần dinh dưỡng của ấu trùng ruồi lính đen sấy khô, nếu dùng ấu trùng ruồi lính đen tươi thì hàm lượng dinh dưỡng còn tăng nhiều hơn (chẳng hạn hàm lượng chất béo của sâu tươi là 40%). Những thông số trên đủ cho ta thấy ấu trùng ruồi lính đen có hàm lượng dinh dưỡng rất là cao và là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời.
Quá trình chăn nuôi của bạn hoàn toàn là tự nhiên không hề có sự can thiệp của bất kì hóa chất gây hại nào cho chúng. Vì thế, thực phẩm từ vật nuôi hoàn toàn an toàn với sức khỏe của bạn và các thành viên trong gia đình.
Bạn cũng có thể học : Nuôi ấu trùng ruồi lính đen đơn giản.
Các Mô Hình Nuôi Cá Lóc Phổ Biến
Chuẩn bị nuôi cá lóc trong ao đất
Bà con có thể tiến hành đào ao mới hoặc sử dụng ao cũ để nuôi cá lóc. Diện tích ao nuôi dao động từ 100 – 1000 mét vuông là hợp lý để tiện cho công tác quản lý, chăm sóc và thu hoạch. Be bờ ao cao lên để tránh cá bơi ra ngoài trong mùa nước lên.
Trước khi thả cá nuôi cần phải vệ sinh ao theo các bước sau:
- Tát cạn ao, loại bỏ cá tạp và cá dữ ra khỏi ao, tránh cạnh tranh thức ăn với cá lóc.
- Bón vôi với lượng 10 – 15kg/100 mét vuông để tiêu diệt mầm bệnh và khử phèn chua.
- Phơi ao từ 2 -3 ngày để đảm bảo tiêu diệt hết mầm bệnh rồi đưa nước vào ao nuôi với độ sâu khoảng 1,5 -2m trước khi tiến hành thả cá.
- Do nguồn thức ăn chủ yếu là động vật nên bà con không cần gây màu nước như nuôi các loại cá nước ngọt khác.
Mô hình nuôi cá lóc trong bể lót bạt
Nuôi cá lóc trong bể lót bạt tương tự như cách nuôi cá lóc mau lớn trong ao đất. Tuy nhiên, bà con cần chú ý một số điểm như sau:
- Lựa chọn vị trí đặt bể gần sông, ao, hồ… để thuận tiện cho công tác thay nước.
- Lựa chọn khu đất trống để tiến hành xây bể. Dựng các trụ xung quanh, rào bằng tre hoặc đắt đất cao xung quanh. Trải bạt ở dưới đáy kết hợp rào lưới xung quanh để tránh cá nhảy ra. Bể cao 1,2 m và duy trì mức nước trong bể từ 0,8 -1m.
- Phía trên có mái che nắng, che mưa để tạo bóng râm cho cá.
- Đáy bể xây nghiêng về cống thoát nước. Cống đặt dưới đáy bể và có lưới lọc để tránh cá chui ra ngoài.
- Lắp máy bơm để công tác cấp nước diễn ra nhanh chóng và chủ động.
- Nuôi trong bể lót bạt rất dễ làm nguồn nước bị ô nhiễm, do vậy cần tiếng hành thay nước thường xuyên, mỗi lần thay từ 1/3 tới một nửa lượng nước có trong bể.
- Tỷ lệ hao hụt cá khi nuôi trong bể lót bạt lớn (xấp xỉ 40%) so với nuôi trong ao đất nên cần lưu ý chăm sóc thật kĩ lưỡng để giảm những thiệt hại không đáng có.
Chuẩn bị nuôi cá lóc trong bể xi măng
Nuôi cá lóc trong bể xi măng có thể tận dụng bể cũ hoặc sử dụng bể mới đều được. Tuy nhiên nếu xây mới bà con cần tiến hành ngâm bể và cọ rửa để khử hết mùi xi măng rồi tháo nước để cuốn trôi hết vụn xi măng ra khỏi bể.
Sử dụng dung dịch thuốc tím rắc lên thành bể để diệt khuẩn và tiêu diệt mầm bệnh rồi cọ rửa lại bể trước khi cấp nước vào nuôi cá. Bể xi măng phải đảm bảo có thể thống cấp thoát nước riêng rẽ để tiện cho công tác thay nước thường xuyên. Mực nước trung bình trong bể duy trì từ 0,8 – 1m là hợp lý.
Kỹ Thuật Nuôi Cá Bố Mẹ
Tiêu chuẩn nuôi vỗ cá bố mẹ:
Khi cá thành thục lần đầu có trọng lượng trên Ikg. Nếu là cá lóc bông thì phải đạt 1,5 tuổi trở lên, trọng lượng trung bình trên 2 kg/con. Chọn cá khoẻ mạnh, không sây sát, vây vẩy nguyên vẹn. Tỷ lệ đực cái thả nuôi là 1:1. Tuy cá lóc bông chịu đựng tốt với môi trường nuôi khắc nghiệt nhưng để giúp cho cá thành thục tốt và sản phẩm sinh dục đạt chất lượng, nên nuôi vỗ với mật độ vừa phải. Đối với cá có trọng lượng 3 – 4 kg, mật độ thả nuôi trong ao là 10 m”/cặp. Trước khi thả cá xuống ao, nên tắm cho cá bằng nước muối với nồng độ 25 – 30%o để nhanh lành các vết thương trên cơ thể do đánh bắt, vận chuyển và loại trừ các loại ký sinh bám trên thân cá.
Thức ăn cho cá bố mẹ:
Cá lóc bông thích ăn mồi sống nhưng chúng dễ chuyển đổi loại thức ăn nên phải tập cho cá ăn mồi chết. Thức ăn hiện nay của cá chủ yếu là cá tạp, cá vụn, cá linh, tép, cua, ốc, được thả vào sàn ăn. Ngoài ra, cũng có thể cho cá ăn phụ phẩm của lò giết
Cách nuôi cá lóc mau lớn
Thời gian và mùa vụ nuôi cá lóc
Nếu chủ động được nguồn thức ăn cho cá, bà con có thể thả nuôi quanh năm. Nhưng theo kinh nghiệm đúc kết được từ những hộ chăn nuôi cá lóc lâu năm có một số lưu ý như sau:
- Vụ 1: chính vụ. Bắt đầu thả cá vào tháng 4 -5 âm lịch và thu hoạch vào tháng 8 – 9 âm lịch. Thời tiết chính vụ dịu mát, nguồn thức ăn dồi dào là điều kiện thuận lợi cho cá lớn nhanh, sinh trưởng và phát triển mạnh. Hơn nữa, nguồn thức ăn sẵn có, dồi dào và chi phí rẻ hơn.
- Vụ 2: bắt đầu vào tháng 8 -9 âm lịch và thu hoạch vào tháng 12 hoặc tháng giêng năm sau. Trong giai đoạn nuôi trồng này, nguồn thức ăn tới từ phụ phẩm thủy sản tự nhiên là chủ yếu.
- Vụ 3: không nên nuôi trong vụ này. Bắt đầu từ tháng giêng đến hết tháng 7. Giai đoạn này cá lớn khá chậm, thức ăn ít, khó kiếm do vậy chi phí thức ăn cao, nuôi không có lãi.
Chọn cá lóc giống
Bà con lựa chọn đàn cá giống có kích thước đồng đều. Mỗi con cá giống cần đảm bảo khỏe mạnh, không dị tật, không nhiễm bệnh, cơ thể không bị xây xát, mất vẩy, mất nhớt, nhanh nhẹn. Lựa chọn kích cỡ cá giống từ 300 – 1000 con/kg là hợp lý.
Mật độ thả cá lóc giống
- Đối với nuôi cá lóc trong ao đất: duy trì mật độ từ 8 -10 con/mét vuông.
- Đối với nuôi cá lóc trong bể xi măng hoặc bể lót bạt: duy trì từ 10 -20 con/mét vuông.
Thả cá lóc giống
Trước khi thả cá lóc giống cần tắm cho cá bằng dung dịch muối loãng 2 -3% trong 5 -10 phút để tiêu diệt kí sinh trùng. Tiếp đó, thả nguyên bao cá nhẹ nhàng xuống nước ao trong khoảng 15 phút để cá thích nghi với nhiệt độ môi trường ao nuôi rồi mới mở đầu bao để cá chui ra ngoài. Nên thả cá vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát là tốt nhất.
Quản lý môi trường ao nuôi cá lóc
Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi vô cùng quan trọng, ảnh hướng lớn tới cách nuôi cá lóc mau lớn. Bà con cần quan tâm một số yếu tố như sau:
- Duy trì nhiệt độ nước phù hợp từ 28 -32 độ C, pH từ 6.5 – 8, DO >4ppm, NH4 và NO3 < 0,1ppm, độ trong từ 35- 40cm.
- Nên thay nước định kì 2 lần/tháng, mỗi đợt thay trong 5 ngày và mỗi ngày thay 30% nước trong ao.
- Quan sát kĩ khả năng bắt mồi và hoạt động bơi lội của cá trong quá trình chăm sóc hàng ngày. Bắt cá kiểm tra thường xuyên để phát hiện sớm nếu cá mắc bệnh.
Sản Phẩm Sử Dụng Để Nuôi Cá Lóc Bông Tốt Hơn:
Để giữ môi trường nước trong sạch, không bị ô nhiễm dễ gây bệnh cho cá, cần thay nước thường xuyên. Những nơi lấy được nước vào ao nuôi bằng thủy triều nên tháo nước ra bằng cống đặt sát đáy và lấy nước vào bằng cống cấp đặt cao hơn. Nếu không lợi dụng được thủy triều thì phải thay nước và bơm cấp nước mỗi tuần ít nhất một lần, mỗi lần 30% thể tích nước trong ao.
Để phòng tránh ôi nhiễm nước và bệnh cho cá bạn có thể sử dụng các chế phẩm sinh học để xử lý nước và giảm vi khuẩn cho cá.
Các sản phẩm nên dùng kết hợp:
Phòng và điều trị một số bệnh thường gặp trên cá lóc
Bệnh trùng bánh xe
- Triệu chứng: Bơi không định hướng, tụ tập thành từng đàn nổi lên mặt nước, một số con tách đàn bơi quanh bờ, da cá chuyển màu xám.
- Trị bệnh: Tắm cá với dung dịch nước muối 2 – 3% trong thời gian 5 – 15 phút. Tắm cho cá bằng đồng sunfat với nồng độ 3 – 5 g/m3 trong thời gian 5 – 15 phút hoặc rắc xuống ao với nồng độ 0,5 – 0,7 g/m3. Dùng formalin tắm cho cá với nồng độ 200 – 250 ml/m3 trong thời gian 30 – 60 phút hoặc phun xuống ao với liều lượng 20 – 25ml/m3. Nếu dùng formalin phải chú ý theo dõi tình trạng của cá trong ao. Cần sục khí liên tục trong suốt thời gian điều trị bệnh.
Bệnh trùng quả dưa
- Triệu chứng: Cá bị bệnh thường nổi đầu, bơi lờ đờ, quẫy mạnh hoặc cọ mình vào bờ hoặc cỏ trong ao. Da mang cá tiết nhiều dịch nhầy và có màu sắc nhợt nhạt.
- Trị bệnh: Dùng formalin nồng độ 200 – 250 ml/m3 tắm cá trong 15-30 phút kết hợp với sục khí, rải xuống ao với nồng độ 20 – 25 ml/m3 mỗi tuần 2 lần.
Bệnh sán lá đơn chủ
- Triệu chứng: Cá bơi bất thường, mang sưng, phù nề. Cá nổi đầu và bơi lội chậm chạp, cơ thể gầy yếu chết từ rải rác đến hàng loạt.
- Trị bệnh: Dùng thuốc tím tắm cá với nồng độ 20 g/m3 trong thời gian 15 – 30 phút; Dùng muối tắm với nồng độ 2 – 3 % trong thời gian 5 phút; Dùng formalin nồng độ 200 – 250 ml/m3 trong thời gian 30 – 60 phút kết hợp với sục khí hoặc nồng độ 20 – 25ml/m3 để rắc xuống ao.
Bệnh trùng mỏ neo
- Triệu chứng: Cá bơi không bình thường, khả năng bắt mồi giảm dần, gầy yếu, dị hình cong đuôi, trên thân có các vết đỏ nhỏ. Bệnh nặng khiến phần thân lơ lửng trong nước và không phát triển hệ sinh dục.
- Trị bệnh: Thay nước mới kết hợp với bón nước vôi bột hòa tan liều lượng 2 kg/100 m3. Dùng lá xoan 0,4 – 0,5 kg/m3nước ngâm xuống ao cá bị bệnh. Dùng thuốc tím nồng độ 10 – 12 g/m3 tắm cá từ 1 – 2 giờ.
Bệnh rận cá
- Dấu hiệu: Rận ký sinh bám trên da cá, hút máu cá đồng thời phá hủy da cá, làm viêm loét ở vết cắn, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm ký sinh trùng khác xâm nhập và gây bệnh thứ phát.
- Phòng trị bệnh: Dùng thuốc tím với nồng độ 10 g/m3 tắm cá hoặc ngâm trong 1 giờ.
Bệnh do nấm thủy mi
- Dấu hiệu: Trên thân cá có những túm bông màu trắng đục như bông gòn.
- Trị bệnh: Thay 1/3 – 2/3 lượng nước trong ao. Tắm cá bằng nước muối 2 – 3% trong thời gian 10 – 15 phút hoặc 1 – 2‰ không giới hạn thời gian hoặc tắm bằng thuốc tím 10 g/m3 trong thời gian 15 phút.
Bệnh trắng da
- Triệu chứng: cá có biểu hiện bơi lội lờ đờ và bỏ ăn. Bệnh nặng, trên cơ thể cá xuất hiện những vệt trắng do nấm phát triển.
- Phòng và trị bệnh: Đảm bảo môi trường nước sạch và định kỳ bón vôi với liều lượng 2 – 4 kg/100m3 nước. Cần điều trị bệnh kịp thời khi cá mới mắc bệnh bằng cách dùng formol với liều lượng 25 ml/m3 nước. Sau 1 ngày, thay 50% nước mới vào ao. Trộn thuốc kháng sinh Oxytetracycline 5 gam/100 kg cá hoặc Sulfadimezin 5 gam + Oxytetracycline 2 gam/100 kg cá vào thức ăn và cho ăn liên tục trong 5 -7 ngày.
Bệnh đốm đỏ, xuất huyết
- Dấu hiệu: Cá bị xuất huyết từng đốm nhỏ trên da, chung quanh miệng, nắp mang, phía mặt bụng. Cá yếu, bỏ ăn, bơi lờ đờ. Tỷ lệ tử vong lên đến 70 – 80%.
- Trị bệnh: Thay nước 2 ngày /lần, mỗi lần thay 1/3 – 2/3 lượng nước trong ao nuôi; Tắm thuốc tím 3 – 5g/m3; Trộn Oxytetracycline 55 mg/kg cá/ngày; nhóm Sulphamid 150 – 200 mg/kg cá/ngày; Vitamin C 20 – 30 mg/kg cá/ngày vào thức ăn và cho ăn liên tục 7 – 10 ngày.
Xử Lý Nước Cho Bể Nuôi Cá
Để xử lý nước cho bể cá luôn sạch sẽ chúng ta có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Xử lý thức ăn đầu vào bằng Men ủ thức ăn.
- Trộn thức ăn với chế phẩm vi sinh ủ tỏi và dịch ấu trùng thủy phân siêu dinh dưỡng tăng sức đề kháng cho cá.
- Cho cá ăn kết hợp với Sâu canxi ( ấu trùng ruồi lính đen ) tăng năng xuất và hiệu quả.
Có thể tham khảo cách nuôi ruồi lính đen thành công tại đây.
Tham Khảo Video