Nấm Xanh Metarhizium – Trừ Sâu Hiệu Quả

Hiện nay, để phòng trừ sâu bệnh hại, các loại côn trùng gây hại trên vườn, bà con đa phần xử dụng thuốc sâu có độ độc cao, nay tôi hướng dẫn bà con về tác dụng của nấm xanh, nấm trắng, trong việc phòng trừ sâu bệnh hại trên vườn.

Gồm nhiều loài nấm ký sinh, có thể xâm nhập trực tiếp qua biểu bì côn trùng, dùng men bẻ gãy chitin và protein ở biểu bì, sản sinh ra các chất chuyển hoá, gây chết sâu. Thời gian nấm phát huy tác dụng là 5-10 ngày sau xử lý, tuỳ thuộc vào liều lượng và độ lớn của sâu. Các nấm đều có đặc tính ký sinh chuyên biệt, không gây hại cho đối tượng không phòng trừ

Nấm xanh Metarhizium – giải pháp diệt trừ côn trùng, sâu bọ cho cây trồng

Nấm xanh là gì?

Nấm xanh có tên khoa học là Metarhizium anisopliae (Metsch.) thuộc họ Moniliaceae, bộ Hyphomycetes, lớp nấm bất toàn (Deuteromycetes). Chúng được phân lập từ nhiều loài côn trùng bị nhiễm bệnh và sản xuất bằng công nghệ lên men.

Nấm xanh có hiệu lực chống nhiều loài côn trùng gây hại thuộc bộ cánh phấn, cánh cứng, cánh thẳng (châu chấu, hại ngô, mía, luồng; rầy nâu hại lúa; bọ dừa sâu đo, sâu xanh… )

Nấm xanh khi được phun lên cây sẽ ký sinh gây bệnh cho côn trùng sau đó lây nhiễm cho cả đàn. Nấm xanh xâm nhập vào cơ thể rồi gây bệnh cho côn trùng. Thời gian ủ bệnh chừng 2 ngày; côn trùng chết sau 7-10 ngày. Sau khi côn trùng chết, bào tử nấm mọc lộ bên ngoài xác côn trùng, phát tán mạnh vào không khí, có hiệu lực duy trì trong vòng từ 15 – 20 ngày.

Ứng Dụng Nấm xanh Metarhizium Trong Nông Nghiệp

Các loài côn trùng gây hại như: rầy nâu, bọ xít, châu chấu, cào cào, mối, sâu ăn lá, ve gia súc… đã gây thiệt hại lớn về kinh tế và nông nghiệp ở nhiều nơi trên thế giới. Các trung gian truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết và bệnh giun chỉ là Aedes spp, Anophele spp, và culex spp đã gây ra dịch bệnh và gây tử vong hàng năm. Để loại bỏ các loài gây hại và trung gian truyền bệnh này, thông thường bà con nông dân hay sử dụng các loại thuốc trừ sâu hóa học như một giải pháp. Tuy nhiên, việc áp dụng thuốc trừ sâu hóa học đã gây ra ô nhiễm nước ngầm và ảnh hưởng có hại tới sức khỏe con người, gia súc, gia cầm và thiên địch. Bên cạnh đó, sự phát triển tính kháng của các loại sâu bệnh, mối mọt và trung gian truyền bệnh này đã thúc đẩy các nhà khoa học nghiên cứu chuyên sâu việc thay thế thuốc trừ sâu hóa học bằng các tác nhân kiểm soát sinh học như vi khuẩn, virus và nấm.

Nấm xanh Metarhizium được nghiên cứu rộng rãi bởi phạm vi tác động vật chủ hẹp, an toàn, thân thiện với môi trường và dễ dàng để sản xuất hàng loạt. Loại nấm này thuộc nhóm Hyphomycetes, sinh sản bởi các bào tử phân bào gọi là conidia. Khi các bào tử phân bào của nấm xanh tiếp xúc với cơ thể vật chủ là các côn trùng, chúng sẽ nảy mầm và sợi nấm xuất hiện xuyên qua lớp biểu bì. Sau đó nấm phát triển bên trong cơ thể, cuối cùng giết chết côn trùng sau vài ngày; hiệu ứng gây chết côn trùng này rất có thể được hỗ trợ bởi việc sản xuất các peptide tuần hoàn thuốc trừ sâu (chất phá hủy). Biểu bì của xác chết thường trở thành màu đỏ. Nếu độ ẩm môi trường đủ cao, mốc trắng sau đó phát triển trên xác chết sẽ sớm chuyển sang màu xanh khi bào tử được sản sinh.

Nấm xanh Metarhizium là loài nấm ký sinh trên các loài sâu cánh vảy, rầy nâu, bọ xít, bọ trĩ, bọ cánh cứng… có thể gây bệnh và làm chết với khoảng 50 họ gồm khoảng 200 côn trùng.

Cơ chế gây nhiễm trùng của Metarhizium đối với vật chủ của chúng

Cơ chế chung của việc lây nhiễm này bao gồm các giai đoạn sau:

  • Các bào tử conidial bám dính vào lớp biểu bì của vật chủ và bắt đầu nảy nầm. Sự phát triển của các bào tử trên bề mặt lớp biểu bì xảy ra ở một mức độ hạn chế, trong đó nấm lấy được dinh dưỡng từ chất béo trong lớp biểu bì.
  • Metarhizium hình thành nên appressorium (tạo ra đầu mút của ống nấm phình to, là nơi tạo ra một áp suất lớn nhằm tạo điều kiện cho vòi xâm nhiễm xâm nhập vào trong biểu bì của vật chủ) đánh dấu sự bắt đầu xâm nhập vào côn trùng. Các appressorium tạo ra một chốt thâm nhập vào bộ xương ngoài (lớp biểu bì) của vật chủ.
  • Sau khi thâm nhập vào bên trong cơ thể vật chủ. Sợi nấm tiếp tục phát triển cho đến khi chúng lấp đầy toàn bộ cơ thể côn trùng. Giai đoạn thâm nhập này liên quan đến việc tiết ra các protein như Subtilisin, trypsin, chymotrypsin và carboxypeptidase, tiêu hóa các tế bào dưới da giàu protein của côn trùng.
  • Trong quá trình sinh bào tử, sợi nấm thoát ra khỏi lớp biểu bì của côn trùng ra môi trường bên ngoài. Metarhizium tạo thành một mạng lưới dày đặc hơn và tạo ra các bào tử màu xanh lá cây trên xác chết của vật chủ bị nhiễm bệnh.

Sản phẩm trừ sâu thường có số lượng bào tử không dưới 108cfu/g M. anisopliae. Cần bảo quản sản phẩm nơi lạnh, khô, không bị mặt trời chiếu trực tiếp. Trong điều kiện như vậy, hiệu lực của sản phẩm kéo dài 12 tháng. Dùng đơn. Không hỗn hợp với thuốc trừ nấm, với các chất oxi hoá mạnh, axit hay kiềm và nước clo hoá. Chưa có thông báo về tác hại của nấm này lên con người, gia súc và sinh vật có ích. Không gây độc hô hấp, không kích thích da và mắt. Không gây ñộc cho cá, động vật thuỷ sinh, ong mật và tằm. Có nhiều chủng khác nhau được dùng để nhiễm bệnh cho côn trùng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *