Saccharomyces là thành phần hỗ trợ hệ tiêu hóa vật nuôi, ngăn ngừa sự phát triển, hạn chế hoạt động của khuẩn E.coli gây bệnh đường ruột. Tác dụng lợi khuẩn bào tử Saccharomyces trong chăn nuôi được ứng dụng và nhân rộng trong các sản phẩm Probiotic bào tử chế phẩm sinh học. Saccharomyces được sử dụng với tên gọi quen thuộc hơn là nấm men, chúng ta điểm qua một vài tác dụng lợi khuẩn bào tử Saccharomyces trong chăn nuôi. Cùng BSF tìm hiểu nhé.
Danh Mục Bài Viết
Tác dụng lợi khuẩn bào tử Saccharomyces trong chăn nuôi
Saccharomyces là loại vi sinh vật không thể thiếu trong các chế phẩm vi sinh phục vụ cho ngành chăn nuôi hiện nay. Ngành chăn nuôi sạch khuyến khích bà con nông dân sử dụng những chế phẩm này cho đàn vật nuôi của mình nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế gia đình. Nhờ tác dụng lợi khuẩn bào tử Saccharomyces trong chăn nuôi mà ngành chăn nuôi nước ta đang trên đà phát triển.
Tiêu chí tuyển chọn chủng Saccharomyces trong chăn nuôi
- Có khả năng sản sinh enzyme hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, chuyển hóa và hấp thu dinh dưỡng cho vật nuôi.
- Hấp thu oxi có trong dạ dày nhằm phát triển các vi khuẩn hiếm khí có lợi. Đồng thời ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
- Có khả năng thích ứng với môi trường pH thấp của dạ dày cũng với một số dịch trong hệ tiêu hóa.
- Một tiêu chí quan trọng nhất trong tuyển chọn Saccharomyces trong chăn nuôi là khả năng kết dính với vi khuẩn có hại như E. Coli, salmonella,… và loại bỏ những vi khuẩn này ra ngoài theo chất thải vật nuôi.
Cơ chế tác động của nấm men với hệ tiêu hóa vật nuôi
- Lên men thức ăn, hỗ trợ quá trình chuyển hóa dinh dưỡng nhờ sản sinh enzyme có ích cho việc tiêu hóa.
- Trong quá trình sinh trưởng, lợi khuẩn Bào tử Saccharomyces tạo ra môi trường hiếm khí, kích thích sự phát triển của các vi sinh vật có lợi khác, giúp các vi khuẩn này sản sinh ra các chất chống lại vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
- Nấm men vừa cạnh tranh vị trí bám với vi khuẩn gây bệnh, vừa có thể gắn kết vi khuẩn hình roi có hại và đẩy các vi khuẩn này ra khỏi niêm mạc ruột. Cơ quan thụ cảm mannose trên nấm men sẽ đóng vai trò gắn kết.
Sử dụng Saccharomyces trong chăn nuôi
- Dùng lên men sản phẩm thức ăn chăn nuôi, các sản phẩm từ gạo, cám gạo
- Sản xuất các chế phẩm sinh học probiotic cho vật nuôi, các sản phẩm men hỗ trợ tiêu hóa,…
Tác dụng Saccharomyces trong chăn nuôi
Đối với dinh dưỡng vật nuôi
- Tác dụng lợi khuẩn Bào tử Saccharomyces trong chăn nuôi sản sinh enzyme hỗ trợ tiêu hóa, giúp vật nuôi tăng trưởng đều nhờ hấp thu dinh dưỡng tốt, tránh lãng phí thức ăn do không tiêu hóa hết bị thải ra ngoài.
- Hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn nhờ được hỗ trợ tiêu hóa nhanh hơn.
- Nâng cao hiệu suất tiêu thụ thức ăn, tăng trọng nhanh, sớm xuất chuồng các đàn gia súc, gia cầm. Nâng cao chất lượng thịt, trứng, sữa.
Đối với sức khỏe vật nuôi
- Tác dụng Saccharomyces trong chăn nuôi không chỉ với vấn đề dinh dưỡng, Saccharomyces còn giúp vật nuôi tránh được các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, đầy bụng và khó tiêu.
- Với cơ chế hoạt động trong quá trình sinh trưởng, Saccharomyces có khả năng hấp thu chất độc hại do vi khuẩn gây bệnh tiết ra trong đường ruột vật nuôi, từ đó ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây hại.
- Saccharomyces trong chăn nuôi còn có thể loại bỏ, đào thải vi khuẩn gây bệnh đường ruột ra ngoài cùng chất thải khi kết nối với vi khuẩn có hại, làm mất vị trí bám trên niêm mạc ruột của vi khuẩn gây bệnh.
- Vật nuôi được phòng tránh khỏi các bệnh nguy hiểm và thường xuyên gặp nhất trong chăn nuôi như tiêu chảy, hồng lị,… Từ đó tránh được trường hợp lạm dụng kháng sinh, phụ thuộc kháng sinh. Vật nuôi khỏe mạnh sẽ tăng trọng đều hơn và nhanh hơn.
Đối với người chăn nuôi
- Tác dụng Saccharomyces trong chăn nuôi giúp cho người chăn nuôi đầu tư có hiệu quả hơn. Lượng thức ăn chăn nuôi được cắt giảm do vật nuôi sử dụng dinh dưỡng tối ưu, tránh lãng phí cho người chăn nuôi.
- Các chi phí về thuốc men phòng, chữa bệnh được cắt giảm. Người chăn nuôi không phải đối mặt với vấn đề bệnh tật lây lan theo đàn, vấn đề kiểm soát bệnh dịch,…
- Người chăn nuôi có thể bảo vệ sức khỏe của mình, do không phải tiếp xúc với kháng sinh hay chất tăng trọng hàng ngày.
- Hiệu quả chăn nuôi tăng, đem lại giá trị kinh tế cao, người chăn nuôi làm kinh tế có hiệu quả, nhanh thu hồi vốn và đầu tư mở rộng mô hình chăn nuôi sạch.
Đối với người sử dụng sản phẩm từ ngành chăn nuôi
- Saccharomyces trong chăn nuôi đã giúp người chăn nuôi tạo nên những sản phẩm sạch, không chứa chất tăng trọng, không chứa kháng sinh, từ đó bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
- Lợi khuẩn Bào tử Saccharomyces hỗ trợ tốt cho việc tiêu hóa, chuyển hóa dinh dưỡng, chất lượng thịt, trứng, sữa từ ngành chăn nuôi nâng lên đáng kể. Người tiêu dùng có cơ hội sử dụng những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.
CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG TRONG VIỆC HỖ TRỢ TIÊU HÓA VÀ PHÒNG NGỪA PHÂN TRẮNG
SC hấp thu khí oxi trong dạ dày, giúp các vi khuẩn có lợi phát triển, hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn gây hại, giúp vật nuôi không bị chứng no hơi (tính năng này không có ở chủng men SC chuyên dùng làm men bánh mì). Sản sinh ra enzyme:
– Enzyme Lysozyme: thủy phân và phá vỡ liên kết glycoside thành peptidoglycan (được tìm thấy trong thành tế bào vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn Gram dương), giúp diệt vi khuẩn có hại trong đường ruột tôm. điển hình là vi khuẩn VIBRIO – một trong những tác nhân gây bệnh phân trắng trên tôm. Từ đó giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh phân trắng trên tôm.
– Enzyme tiêu hóa: Amylase, Protease, Lipase, Nuclease… giúp phân cắt thức ăn thành các chất dinh dưỡng để tôm hấp thụ tốt hơn giúp nong to đường ruột, giúp đường ruột tôm khỏe hơn.
SC chịu được nồng độ pH thấp (nồng độ pH trong dạ dày từ 2 đến 2.5) và sống sót được trong môi trường khắc nghiệt của dạ dày (tính năng này không có ở chủng men SC chuyên dùng làm men bánh mì).
SC chịu đựng được muối mật trong dạ dày (tính năng này không có ở chủng men SC chuyên dùng làm men bánh mì).
SC chịu được các thuốc kháng sinh (tính năng này không có ở chủng men SC chuyên dùng làm men bánh mì).
Kết dính các vi khuẩn có hại, gây tiêu chảy cho vật nuôi: E. Coli, salmonella,…và giúp vật nuôi đào thải chúng ra theo phân. Đặc trị bệnh tiêu chảy hiệu quả nhất (tính năng này không có ở chủng men SC chuyên dùng làm men bánh mì).
II. PHÂN BIỆT CHỦNG SC DÙNG TRONG THỨC ĂN CHĂN NUÔI VÀ DÙNG LÀM MEN BÁNH MÌ
Tùy theo theo yêu cầu của mỗi sản phẩm, nhà sản xuất sẽ thuần hóa, phân lập và lựa chọn chủng men SC phù hợp cho các sản phẩm khác nhau.
Nếu chúng ta sử dụng chủng men SC chuyên cho bánh mì làm thức ăn chăn nuôi, chủng men này không thể sống sót trong dạ dày với môi trường pH thấp và hoàn toàn không có bất kỳ tác dụng gì (ngoại trừ cung cấp dinh dưỡng cho vật nuôi).
Giá men bánh mì rẻ hơn nhiều lần so với chủng men Saccharomyces Cerevisiae chuyên dùng làm thức ăn chăn nuôi.
Chủng men SC chuyên dùng làm thức ăn chăn nuôi và chủng men bánh mì có cùng tên gọi là SC nên khi kiểm nghiệm các vi sinh trong sản phẩm, họ vẫn kiếm được tên vi sinh SC.
Vì vậy, đối với tôm để phân biệt men vi sinh chất lượng hay không cần quan sát sự thay đổi của đường ruột sau một thời gian sử dụng. Một số đặc điểm như: đường ruột nở rộng, phân không bị đứt khúc, tôm không bị các bệnh về tiêu hóa trong chu kỳ nuôi… chứng tỏ men vi sinh đang dùng là chất lượng và có hiệu quả.