Gà Đông Tảo hay gà Đông Cảo là một giống gà đặc hữu và quý hiếm của Việt Nam, không nơi nào trên thế giới có. Đặc điểm nổi bật của loại gà này là cặp chân xấu xí, đôi chân to và thô, khi trưởng thành có thể nặng trên 4,5kg (gà trống) và trên 3,5 kg (gà mái). Vậy chăn nuôi thế nào để thành công nổi bật với giống gà tuyệt vời này. Cùng BSF Smart Farm tìm hiểu nhé.
Cẩm Nang Hướng Dẫn Nuôi Gà Đông Tảo Thành Công Rực Rỡ
Gà Đông Tảo Là Gì?
Gà Đông Tảo là loài gà nuôi cổ truyền của xã Đông Tảo thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, người dân trước đây thường dùng để cúng tế-hội hè, hay tiến Vua[1]. Gà Đông Tảo thuộc danh sách các giống gia cầm quý hiếm của Việt Nam hiện đang được bảo tồn nguồn gen.
Đặc Điểm Nổi Bật
Gà thuộc giống gà to con, dáng hình bệ vệ, với thân hình to, da đỏ, đầu oai vệ, cặp chân vững chãi. Gà Đông Tảo trống có hai mã lông cơ bản gồm mã mận (màu tím pha đen) và màu của trái mận. Gà cũng có cặp chân sù sì, cặp chân gà trống to và bao quanh chân ở phía trước là một lớp vảy da sắp xếp không theo hàng, phần còn lại (3/4 diện tích) da sùi giống bề mặt trái dâu tằm ăn, bốn ngón chân xòe ra, chia ngón rõ nét, bàn chân dày, cân đối nên gà bước đi vững chắc- Mào gà trống là mào sun (ngắn và thun lại) màu đỏ tía, tích và dái tai màu đỏ, kém phát triển, nhìn gọn và khỏe. Gà mái có ba mã cơ bản gồm: mã nõn chuối – vàng nhạt, mã thó hay nâu nhạt – màu đất thó hay lá chuối khô, mã ngà – trắng sữa. Lông phần cổ và cánh gà mái thường có pha trộn những chiếc lông màu vàng, trắng sữa, nâu đỏ, đen. Gà mái cũng có mào tựa mào con trống nhưng chỉ to bằng 1/3 so với mào gà trống. Các vị trí da không có lông trên mình gà (cả trống và mái) đều có màu đỏ.
- Gà mới nở có lông trắng đục. Khối lượng mới nở 38-40 gam, mọc lông chậm, lúc trưởng thành con trống nặng 5,5 – 6 kg, con mái nặng 4 kg/con. Thịt gà ngon, ngọt với khối thịt ức ngồn ngộn đỏ hồng, những bắp thịt đùi với những bó cơ cuồn cuộn vắt lên nhau trong thịt không có gân, không dai.
- Trại gà Đông Tảo thuần chủng lớn nhất Việt Nam hiện nay hiện nằm ở xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Gà Đông Tảo là loài rất khó tính, không quen nuôi nhốt, quen chạy nhảy nên chuồng trại phải rộng rãi vì thế chất lượng thịt mới ngon, săn chắc. Mất một năm đến một năm rưỡi nuôi trong môi trường thả vườn, ăn cám tự nhiên không thúc tăng trưởng thì gà mới có thể cho thịt.
Khi trưởng thành gà Đông Tảo có thể nặng từ 3–6 kg. Bên cạnh đó, chúng thường đẻ trứng ít hơn gà thường, bộ chân to vụng về khiến gà ấp trứng rất vụng. Gà bắt đầu đẻ lúc 160 ngày tuổi. Nếu để gà đẻ rồi tự ấp, 10 tháng đẻ 70 quả. Khối lượng trứng từ 48-55 gam/quả.
Cách Chọn Gà Đông Tảo Thuần Chủng
Gà đông tảo thuần chủng có đặc điểm gì?
Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện một dòng gà mới được lai tạo từ gà Đông Tảo, đó là dòng gà Đông Tảo lai. Dòng gà này có thịt cũng rất ngon do thừa hưởng một số đặc tính về dinh dưỡng như gà Đông Tảo thuần chủng. Dòng gà này dễ phát triển về số lượng hơn rất nhiều gà thuần chủng do chúng đẻ được nhiều và còn biết tự ấp trứng. Tuy nhiên do đã bị lại nên nhiều đặc tính nổi trội của gà Đông Tảo chúng không còn giữ được. Những khác biệt này sẽ thể hiện rất rõ khi gà đã lớn. Gà Đông Tảo thuần chủng trưởng thành có trọng lượng từ 3,2kg trở lên trong khi đó gà lai chỉ khoảng 2,5 kg. Chân gà thuần chủng to bằng ngón chân cái trở lên, xù xì và có nhiều thịt còn chân gà lai to nhất cũng chỉ bằng ngón tay cái và có ít thịt. Vậy khi gà còn bé làm thế nào để phát hiện được?
Một số kinh nghiệm để phân biệt gà đông tảo thuần chủng:
Cách xem gà dưới 1 tháng tuổi: chúng rất giống nhau khó phân biệt được. Vì vậy để đảm bảo những người có nhu cầu nên mua tại các cơ sở có uy tín.
Cách xem gà từ 2 tháng đến 3 tháng tuổi: khi này đôi chân bắt đầu có sự khác biệt chủ yếu về màu sắc. Chân Gà đông tảo thuần chủng có màu đỏ hơn. Chân gà lai thường có màu vàng nhiều. Về độ lớn của đôi chân lúc này chưa có nhiều sự khác biệt. Chỉ có một số con thuần chủng có đôi chân lớn hơn. Về màu da, chúng ta có thể thấy gà thuần chủng đỏ hơn gà lai. Ngoài ra mình gà đông tảo thuần chủng có độ dày ( chiều ngang thân ) hơn.
Cách xem gà trên 3 tháng tuổi: lúc này chúng ta không khó để phân biệt nữa. Đôi chân, màu da, hình dáng thân và mào đã có sự khác biệt rất rõ. Gà thuần chủng đã có thể đạt trọng lượng 1,5kg/con
Cách nuôi gà đông tảo thuần chủng
Hình thức nuôi:
Chúng ta có thể nuôi gà đông tảo theo quy mô công nghiệp hoặc thả vườn. Nhưng tốt nhất nên nuôi thả vườn vì gà đông tảo là loại gà rất hoạt bác, chúng sẻ lớn nhất hơn khi thả vườn hơ lửa nuôi thả vườn thì sẽ cho chất lượng thịt ngon hơn, gà sẽ to hơn.
Lưu ý khi làm chuồng:
– chuồng nuôi cho gà ngủ phải đủ ấm, không bị ứ nước. Tốt nhất nên xây nền cao hơn mặt đất và cho trấu vào để làm nơi cho gà ngủ.
Nếu nuôi trong môi trường nuôi nhốt bà con nên bố trí các máng ăn và máng uống đều nhau.
– Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để tránh bệnh dịch. Bà con có thể dùng thuốc khử trùng chuồng trại có bán ở các nhà thuốc thú ý để phun – xịt, sát khuẩn 2 tuần 1 lần.
Giá trị của gà đông tảo thuần chủng
Do gà đông tảo thuần chủng là giống gà hiếm, quý được coi là sản vật tiến vua nên giá gà đông tảo thuần chủng trưởng thành khá cao, có giá từ 1 triệu, 3 triệu, thậm chí vài chục triệu. Điển hình nhất là thương vụ mua đôi gà thuần chủng của một đai gia ở Sài Gòn với giá 70 triệu.
Đối với gà đông tảo giống con thì có giá từ 100 nghìn đến 1 triệu đồng một con tùy theo ngày tuổi.
Kỹ Thuật Nuôi Gà Đông Tảo Con
- Về chuồng úm: không cần rộng, chỉ cần diện tích như sau: dài 2m – rộng 1m – cao 0,5m là đủ để nuôi được 100 gà đông tảo con. Cần phải sát trùng chuồng trước 3-7 ngày trước khi bỏ gà đông tảo con vào. Thiết kế sao cho che chắn được hướng gió lùa, dễ vệ sinh chuồng.
- Về nhiệt độ: rất quan trọng, nguyên lý của nuôi bộ gà đông tảo con (úm gà) là tạo nguồn nhiệt ( dùng bóng đèn 100W với diện tích của chuồng úm nêu trên) ngay từ đầu đảm bảo nhiệt độ như dùng gà mẹ ấp ủ gà con. Nếu để gà đông tảo con mới nở trong những tuần đầu thiếu nhiệt, gà sẽ yếu dần, tỷ lệ chết cao.
Trong quá trình nuôi phải chú ý quan sát phản ứng của đàn gà đông tảo với nhiệt độ:
- Thiếu nhiệt ( còn lạnh ): Đàn gà đông tảo tập trung gần chụp sưởi, chen lấn, chồng đống lên nhau sát chụp sưởi, kêu chiêm chiếp liên tục.
- Bị gió lùa: Gà đông tảo con tụm lại một phía là bị gió lùa qua chụp sưởi, rất nguy hiểm cần phải được che chắn lại vì gà bị gió lùa hay bị nhiễm đường hô hấp.
- Thừa nhiệt ( nóng quá ): Đàn gà đông tảo tản xa nguồn nhiệt, nháo nhác, khát nước, há mỏ để thở, uống nước nhiều.
- Đủ nhiệt: Gà đông tảo tản đều trên nền chuồng, nhanh nhẹn.
- Về thức ăn: Dùng loại cám dành cho gà đông tảo con. Chỉ cần lưu ý:
- Gà đông tảo con 1 ngày tuổi thường không cho ăn mà chỉ uống nước. Nếu cho gà ăn ngay và nhất là nhiều chất đạm thì khối lượng lòng đỏ trong bụng không tiêu hóa được sẽ làm gà dễ chết trong tuần lễ đầu
- Không sử dụng thức ăn cũ, để lâu.
- Không sử dụng thức ăn bảo quản kém.
Chuẩn Bị Để Nuôi Gà Đông Tảo
A. Chuẩn bị thiết bị chuồng nuôi – dụng cụ chăn nuôi gà đông tảo
– Rèm che: Có thể dùng rèm che dài để có thể che kín hoàn toàn chuồng nuôi hoặc loại rèm che lửng chỉ che kín phần có lồng.
– Lồng gà:
+ Với gà đông tảo giống các bạn cần chuẩn bị như sau:
* Gà đông tảo 1 tháng tuổi : phải đảm bảo 10 con giống /1m2. Xem thêm tại Lồng Nhốt Gà Đông Tảo Giống
* Gà Đông Tảo sinh sản : Phải đảm bảo diện tích tối thiểu 1con /1m2.Xem thêm tại Chuồng Nuôi Gà Đông Tảo Sinh Sản
– Máng ăn và máng uống: máng dài bằng kim loại hay bằng nhựa. Máng được đặt dọc theo chiều dọc chuồng. ở phía trước (máng uống ở trên, máng ăn ở dưới). Định mức 10 cm chiều dài máng cho 1 gà.
Bạn có thể chuẩn bị thêm: Chế phẩm vi sinh ủ tỏi trong chăn nuôi BIO ST và Dịch đạm ấu trùng thủy phân BIO BSF.
B. Vệ sinh, tiêu độc chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi:
Cần thực hiện các bước sau:
– Loại bỏ rèm che cũ, mang ra khu vực xa nơi nuôi dưỡng để xử lý.
– Rửa toàn bộ chuồng, lồng, rèm che, máng ăn, máng uống sau đó để khô và phun thuốc sát trùng trần, tường của chuồng, lồng, máng ăn, máng uống, diện tích xung quanh chuồng bằng dung dịch thuốc sát trùng Con Cò, hoặc formol 2% liều lượng 1lít/m2. Sau đó, để trống chuồng trong vòng từ 7 đến 14 ngày.
Thao tác vệ sinh chuồng phải theo trình tự sau:
– Đưa tất cả các trang thiết bị nhỏ ra ngoài và ngâm vào nước.Cọ rửa đánh sạch những chất bẩn.
– Sát trùng bằng thuốc sát trùng.
– Để trống chuồng.
Bố trí một hố sát trùng trước mỗi chuồng nuôi. Hạn chế khách thăm viếng, bất cứ người nào vào chuồng cũng phải thay quần áo sạch, mang giày mũ của nơi chăn nuôi.
II.Kỹ thuật nuôi dưỡng Gà Đông Tảo hậu bị:
Giai đoạn gà từ 1 ngày tuổi đến 18 – 20 tuần tuổi: Đây là giai đoạn quan trọng, có tính quyết định tới sự phát triển và sinh sản của gà sau này. Nuôi gà đúng phương pháp đẻ đúng thời điểm, trứng sẽ to, năng suất đẻ cao, chất lượng con giống tốt.
Bà con chăn nuôi phải hết sức chú ý đến hai yêu cầu kỹ thuật sau:
– Chế độ cho ăn đạt thể trọng quy định (luôn kiểm tra thể trọng gà).
– Chế độ chiếu sáng thích hợp tạo cho gà đẻ đúng thời điểm.
Chế độ ăn:
Gà phải được ăn thức ăn có chất lượng tốt khẩu phần ăn chính xác theo từng giai đoạn phát triển của gà. Để đáp ứng được yêu cầu đó, bà con chăn nuôi hãy dùng thức ăn đậm đặc Con CòC25 hoặc thức ăn hỗn hợp Con CòC26, Con CòC27 của CTy Thức ăn gia súc Con – Cò dùng cho gà hậu bị.
Cách sử dụng như sau.
Gà từ 1 tuần tuổi đến 9 tuần tuổi:
Thức ăn được sử dụng ở giai đoạn này là cám hỗn hợp Con CòC26 hoặc Con? Cò
C21. Cám đậm đặc Con CòC25 được pha tròn theo tỷ lệ như sau: Trong 100kg cám trộn có 32% cám Con CòC25, 53% ngô, 10% tấm, 5% cám gạo. Trong giai đoạn này gà ăn tự do và không cần theo dõi thể trọng, nhưng ở tuần thứ 9 gà phải ăn đạt? 52g/con/ngày cám trộn hoặc cám hỗn hợp và gà phải đạt trọng lượng quy định là 730g/con.
Gà từ 10 tuần tuổi đến 19 tuần tuổi:
Trong giai đoạn này phải lưu ý tới sự đồng đều của thể trọng gà.Vì vậy thức ăn phải được phân phối đều cho toàn đàn ăn khẩu phần quy định tránh hiện tượng gà ăn quá nhiều, hay quá ít. Thức ăn dùng cho gà giai đoạn này là cấm hỗn hợp Con CòC27 hoặc cám đậm đặc Con CòC25. Cám Con Còsử dụng trong giai đoạn này được pha trộn như sau: Trong 100kg cám hỗn hợp có 26% C25 , 34% là ngô, 25o/o là thóc xay, 1 5% cám gạo . Gà trong giai đoạn này cho ăn khẩu phần đi nh lượng tuỳ tuần. Định lượng này tăng dần và đạt 85g/con/ ngày cám hỗn hợp Con CòC25 được pha trộn theo tỷ lệ trên. Thể trọng tiêu chuẩn đặt ra ở gà 1g tuần tuổi phải đạt 1 620/ con.
Kiểm tra mức độ tăng trọng của gà hậu bị:
Kỹ th quật cơ bản nuôi gà hậu bị là không quá mập cũng như gà quá gầy. Cần? phải theo sát định mức thể trọng từng giai đoạn tuổi.
Các bước tiến hành:
-Bố trí đủ máng ăn, máng uống và mật độ theo quy định để gà phát triển đồng đều.
– Cứ 2 tuần cân gà 1 lần (10% trên tổng đàn) . Cân vào lúc đói và cố định thời gian . Từ kết quả kiểm tra thể trọng để phân đàn và điều chỉnh thức ăn, nếu trọng lượng gà nhẹ bằng 95% trọng lượng chuẩn thì phải dùng định mức thức ăn của tuần trên kế tiếp.
– Chế độ chiếu sáng:
Chế độ chiếu sáng giúp cho gà thuần thục giới tính đúng ngày giờ, đẻ sai và duy trì năng suất đẻ. Thời gian chiếu sáng một ngày đối với gà hậu bị:
– Gà 1 – 2 tuần tuổi: Thời gian chiếu 24/24 giờ.
– Gà 3 -7 ngày tuổi: Thời gian chiếu 23/24 giờ
– Gà từ đến tuần 11 : Thời gian chiếu giảm từ 22/24 xuống 13/24 giờ.
– Gà từ 12 – 18 tuần tuổi: sử dụng ánh sáng tự nhiên.
– Gà từ 19 – 22 tuần tuổi : Thời gian chiếu sáng từ 13/24 giờ đến 16/24 giờ và duy trì thời gian chiếu sáng này suốt thời kỳ gà đẻ. Cường độ ánh sáng sử dụng là 4w/m2.
III.Kỹ thuật nuôi dưỡng gà đẻ.
* Các loại thức ăn
Tham khảo thêm phương pháp nuôi ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn cho gà nhé.
-Gà từ tuần thứ 20, đẻ trứng bói đến loại thải (74 tuần). Thức ăn giai đoạn này gà ăn thức ăn của gầ đẻ và khẩu phần định mức của gà đẻ. Định mức tăng dần đến 26 tuần định lượng thức ăn đạt 120g/con/ngày. Thức ăn dùng cho gà đẻ tốt nhất hiện nay là hỗn hợp Con Cò C24 hoặc cám đậm đặc Con Cò C21 hoặc cám đậm đặc Con Cò 210 (của CTY Thức ăn gia súc Con Cò),
– Gà từ 20 tuần tuổi: Sử dụng cám Con Cò C210, pha trộn theo tỷ lệ sau: Cứ 100g cám hỗn hợp trộn có 37% C210, 23% ngô, 40% cám gạo hoặc trộn theo tỷ lệ 33% C210, ngô 40%, cám gạo 25%.
-Gà trên 40 tuần tuổi: Sử dụng cám Con Cò C210 và pha trộn như sau: Cứ 100kg? cám hỗn hợp trộn có 33% cám Con CòC21 0, 27% ngô, 40% cám gạo.
* Cách cho gà ăn; Đối Thức ăn hỗn hợp hoặc cám hỗn hợp trộn đồng đều máng, đảo đều thức ăn ít nhất là 2 – 3 lần/ ngày để thức ăn được phân bố đều trong máng kích thích gà ăn được nhiều hơn.
Không được giảm khẩu phần thức ăn khi tỷ lệ đẻ của đàn gà con cao, chỉ giảm khi? tỷ lệ đẻ tụt xuống. Cho gà ăn 2 lần trong ngày: Lần 1: 75% thức ăn vào buổi sáng, lần 2-3 lần 25% vào buổi chiều.
* Nước uống phải luôn đảm bảo số lượng 250ml/con, luôn sạch và mát 26 độ.
* Duy trì chế độ chiếu sáng 16 giờ/ ngày.
Sáng 4 – 6 giờ thắp đèn
16 – 1 8 giờ ánh sáng tự nhiên.
18 – 20 giờ ánh sáng đèn .
Cường độ ánh sáng duy trì 4w/m2 cho suốt thời kỳ đẻ.
PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO GÀ ĐÔNG TẢO MÙA MƯA
Vào mùa mưa không những gà đông tảo hay bất cứ giống gà nào là mùa dịch bệnh rất dễ bùng phát và lây lan trên diện rộng. hôm nay Trại Giống Thu Hà xin đưa ra 1 số thông tin về những bệnh thường gặp trong mùa mưa. gồm các biểu hiện nhận biết , cách phòng chống và chữa trị cho Gà Đông Tảo.
Bệnh Newcastle (dịch tả gà)
Bệnh do siêu vi trùng thuộc nhóm Paramyxovirus là ARN Virus gây bệnh cho gà mọi lứa tuổi, đặc trưng bởi hiện tượng xuất huyết, viêm loét đường tiêu hóa. Bệnh lây lan nhanh gây thiệt hại nghiêm trọng, có thể đến 100% trên đàn gà bệnh.
Virus dễ bị diệt bởi thuốc sát trùng thông thường nhưng có thể tồn tại nhiều năm trong môi trường mát. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp, tiêu hóa, do tiếp xúc gà bệnh.
Triệu chứng bệnh:
Thời kỳ nung bệnh thường là 5 ngày, nhưng có thể biến động từ 5 – 12 ngày.
+Thể quá cấp tính:
Thường xảy ra đầu ổ dịch, bệnh tiến triển nhanh, gà ủ rũ sau vài giờ rồi chết, không thể hiện triệu chứng của bệnh.
+Thể cấp tính:
Gà ủ rũ, ăn ít, uống nước nhiều, lông xù, gà bị sốt cao 42 – 43oC, hắt hơi, sổ mũi, thở khó trầm trọng, mào và yếm tím bầm, mũi chảy chất nhớt.
Ở gà trưởng thành triệu chứng hô hấp không thấy rõ như gà giò. Ở gà đẻ sản lượng trứng giảm hoặc ngừng đẻ hoàn toàn sau khi nhiễm bệnh 7 – 21 ngày.
+ Thể mãn tính:
Xảy ra ở cuối dịch. Gà có triệu chứng thần kinh, cơ quan vận động bị tổn thương nặng. Con vật vặn đầu ra sau, đi thụt lùi, vòng tròn, mổ không đúng thức ăn, những cơn co giật thường xảy ra khi có kích thích. Chăm sóc tốt gà có thể khỏi, những triệu chứng thần kinh vẫn còn, gà khỏi bệnh miễn dịch suốt đời.
Phòng bệnh:
Hiện nay thường sử dụng phổ biến vaccine do Công ty thuốc thú y TW II sản xuất, lịch chủng ngừa như sau:
– Vaccine Newcastle hệ F dùng nhỏ mắt mũi cho gà lúc 3 ngày tuổi, lặp lại lần 2 vào lúc gà 18 –21 ngày tuổi.
– Phòng lần 3 vaccine Newcastle hệ M, tiêm dưới da cho gà khi được 2 tháng tuổi, sau đó định kỳ 6 tháng tiêm phòng lặp lại.
Trị bệnh:
Không có thuốc điều trị đặc hiệu. Nên bổ sung thêm vitamin C và vitamin nhóm B, chế phẩm K.C- Electrolyte, cải thiện khẩu phần thức ăn có thể làm giảm bớt tỉ lệ tử vong trong giai đoạn cuối ổ dịch.
Bệnh viêm hô hấp mãn tính
Bệnh gây ra do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum. Bệnh không làm chết nhanh và nhiều, nhưng làm cho gà chậm lớn, giảm đẻ, trứng gà bệnh không ấp nở được, gây chết phôi. Bệnh lây lan qua đường hô hấp và đường sinh dục. Khi gà khỏi bệnh chứng mang trùng suốt đời nên gọi là hô hấp mãn tính.
Gà 2 – 4 tháng tuổi mắc bệnh nhiều nhất, gà nuôi công nghiệp hoặc nuôi mật độ cao dễ mắc bệnh hơn gà nuôi gia đình, mật độ nuôi thấp.
Triệu chứng:
Bệnh thường phát ra vào mùa đông, gà trống thường bị nhiễm nhẹ, tỉ lệ mắc bệnh lên đến 100%, nhưng tử số rất thấp. Bệnh thường nặng hơn khi nhiễm thêm các bệnh khác như Newcastle, viêm phế quản truyền nhiễm và E.Coli, tử số có thể lên đến 30%.
– Niêm mạc mắt đỏ, xung huyết, chảy nước mắt, nước mắt đặc dần, đóng dày khóe mắt, tích tụ fibrin ngày càng nhiều tạo thành những khối to bằng hạt đậu trong mắt có thể làm cho gà bị mù.
– Viêm mũi, chảy nước mũi, lúc đầu loãng sau đó đặc có màu trắng sữa bám đầy khóe mũi làm gà nghẹt thở.
– Vách các xoang nhất là xoang dưới mắt sưng làm cho mặt gà biến dạng. Đây là triệu chứng điển hình của bệnh.
– Niêm mạc họng, hầu hết các túi khí bị viêm làm cho con vật khó thở, mào và yếm tím bầm, kiệt sức rồi chết.
Ngoài ra một số trường hợp gà bị viêm khớp, viêm bao màng hoạt dịch. Ngoài ra cũng có một số trường hợp gà có triệu chứng thần kinh. Trứng bị nhiễm khuẩn thì phôi bị chết trước khi nở ra, thường khoảng 10 – 30%.
Phòng bệnh:
Có thể sử dụng vaccine chết MG để phòng bệnh cho gà bằng cách tiêm dưới da hoặc tiêm bắp. Nhưng để thực hiện quy trình phòng bệnh bằng vaccine thì trại ấp phải nhận trứng từ những trại gà được kiểm tra là không bị nhiễm bệnh. Do đó việc phòng bằng vaccine tỏ ra không hiệu quả về mặt kinh tế mà ta nên dùng kháng sinh đặc trị cho gà trong vòng 10 ngày khi nở.
Trị bệnh:
Có thể dùng các kháng sinh dạng bột pha vào thức ăn hay nước uống liên tục 3-5 ngày:
Anti – CCRD Plus : Pha 2g thuốc với 1 lít nước cho gà uống.
ETS: 1g dùng cho 2 kg thể trọng/ngày.
Tylenro 5+5 : 1g dùng cho 3 kg thể trọng/ngày.
Vimenro : Gói 10g dùng cho 15-20 kg thể trọng.
Hoặc kháng sinh dạng tiêm để điều trị cho đàn gia cầm:
Tylenro 5+5 :1ml dùng cho 5 kg thể trọng/ngày.
Genta – Colenro : 1ml dùng cho 5 kg thể trọng/ngày.
Các kháng sinh trên tiêm liên tục 3-5 ngày.
Bên cạnh việc dùng kháng sinh trị bệnh cho gia cầm việc bổ sung các chất điện giải và vitamin cũng rất cần thiết, có thể dùng:
Vimix Plus: 1g pha cho 1 lít nước dùng liên tục 3-5 ngày.
Aminovit : Gói 100g pha cho 500 lít nước uống liên tục 3-5 ngày.
Vitaral: 1ml pha cho 1 lít nước dùng liên tục 3-5 ngày
Gà mắc bệnh cầu trùng: thường ủ rũ, kém ăn, uống nước nhiều; kế đó là ỉa chảy, lầy nhầy vì có niêm mạc ruột bị tróc ra. Sau vài ngày, phân có máu tươi hoặc màu nâu. Nếu không điều trị kịp thời, gà chết sau 3- 5 ngày với tỷ lệ 40-60%. Điều trị: Pha 0,2g esb3 (là hóa dược có kết tinh như đường kính, tan trong nước) với 0,1l nước, cho uống 3- 4 ngày. phòng bệnh: Pha 0,1g thuốc với 0,1l nước, cho gà uống 2- 3 ngày/tuần, dùng liền 2-3 tuần. Vệ sinh, tiêu độc chuồng trại, cho ăn đủ dinh dưỡng và các vitamin A, D, E, C, B1.
Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính (CRD): Thường xảy ra khi thời tiết thay đổi và độ ẩm cao. Mầm bệnh từ gà bệnh sẽ ra ngoài theo hơi thở, nước mũi, nước giãi của gà, lây qua đường hô hấp. Gà bệnh ăn kém, ủ rũ, chảy nước mắt, nước mũi, thở khó. Điều trị: Tylosin: dạng bột 98%: 0,1g pha 2l nước, uống 3- 5 ngày. Tylosin tiêm cho gà theo liều 20- 25mg/kg thể trọng gà, dùng 3- 5 ngày. Hoặc Tiamulin dạng bột, 1-1,5g pha 1l nước, uống 3- 5 ngày. Hoặc trộn vào thức ăn: 20g/100kg thức ăn. Tiamulin có dạng tiêm, pha 0,1ml với 0,4ml nước cất, tiêm 3-4 ngày.
Bệnh đậu gà: gà 1- 3 tháng. Gà có những nốt đậu nhỏ bằng hạt lúa, hạt đậu xanh, màu đỏ mọc lên ở má, gần lỗ mũi, gần mắt, mào gà hoặc trên da đùi, góc cánh của gà. Những nốt đậu phát triển to dần, mọng nước màu trắng vàng, rồi vỡ ra, tạo ra các vẩy màu nâu, bong ra. Nốt đậu cũng thường mọc trong niêm mạc mũi, trong miệng gà và trong kết mạc mắt khi vỡ ra, làm cho gà bị chết. Điều trị: Bleu-Methylen (5%o), cồn iốt bôi lên mụn đậu hàng ngày; nhỏ dung dịch Cloramphenicol- 4 %o lên mụn đậu, vào mắt và miệng, mũi cho gà để diệt các tạp khuẩn gây viêm nhiễm thứ phát. phòng bệnh: tiêm vaccine.
Biện Pháp Chống Nóng Cho Gà Đông Tảo
Mùa hè nắng nóng, nhiệt độ môi trường trên 35 độ C là một trong số những yếu tố bất lợi trong chăn nuôi, nhất là chăn nuôi tập trung, mật độ cao Gà Đông Tảo thường ăn, ngủ kém, ốm yếu, mất cân bằng chất điện giải, dẫn đến rối loạn quá trình trao đổi chất.
Do sức đề kháng bị suy giảm, năng suất thịt, trứng, sữa bị giảm, các loại dịch bệnh như tiêu chảy, lỵ, E.coli, phó thương hàn, viêm phổi, dịch tả, tụ huyết trùng, cầu trùng… phát sinh, lây lan, gây tử vong và thiệt hại về kinh tế không nhỏ cho các cơ sở chăn nuôi.
Để hạn chế ảnh hưởng xấu của stress nhiệt, ngoài yếu tố chuồng trại thoáng mát và có thiết bị quạt chống nóng, bà con cần chú ý một số việc sau:
Mật độ nuôi
Gà Đông Tảo con úm 50-60 con/m2, gà thịt khi trường thành 2 con/m2, gà giống, gà đẻ 1con/m2. Vì Gà đông tảo vốn quen với tập tục nuôi thả đất và nhạy cảm với thời tiết nóng nên bà con cần lưu ý và có thêm sào đậu cho gà. Số lượng máng ăn, máng uống cũng cần tăng thêm…
Chế độ ăn, uống
Ngày nắng nóng nhiệt độ, ẩm độ trong chuồng cao, Gà Đông Tảo phải chống đỡ với những điều kiện môi trường tiểu khí hậu bất lợi… Vì vậy, cần phải đặc biệt quan tâm đến công tác chăm sóc nuôi dưỡng.
Tăng cường khẩu phần ăn xanh như rau cỏ tươi, củ quả và các loại sinh tố, nhất là sinh tố C.
Tăng cường Rau xanh, giảm tinh bộ
Tăng cường cho ăn đêm hay sáng sớm hoặc chiều mát; hạn chế cho ăn ngày, nhất là buổi trưa, khi trời nắng nóng…
Thường xuyên cung cấp đầy đủ nước sạch và mát cho Gà Đông Tảo uống, nhưng không làm ẩm ướt nền chuồng.
Chăm sóc
Bổ xung thêm cây xanh tạo tán cây cho gà tránh nằng.
Hạn chế gây xáo trộn đàn gà trong những ngày nắng nóng.
Tăng cường sức đề kháng
Để phòng chống stress nhiệt cho Gà đông tảo những ngày nắng nóng cần bổ sung vào nước uống B-complex, hỗn hợp sinh tố, nhất là sinh tố C, các chất điện giải (như vitamin C AT111, Multivitamin AT 112, Acid-Pak-4 Way…) hoặc nước pha muối với nồng độ 1% (10-15g muối/lít nước).
Vệ sinh phòng bệnh
Tăng cường vệ sinh tẩy uế chuồng trại, trang thiết bị, đệm lót, dụng cụ phục vụ chăn nuôi, thay lớp đệm lót đã dùng trong đợt nắng nóng trước, sát trùng định kỳ, phát hiện sớm bệnh cho Gà Đông Tảo
-Trên đây là 1 số biện pháp chống nóng gà đông tảo , chúc bà con chăn nuôi tốt
bọn này khó nuôi hơn gà thường. có cách nào giúp việc chế thức ăn đơn giản hơn không
Chị có thể kết hợp men ủ tỏi cùng với dịch ấu trùng thủy phân, Dùng men ủ chín thức ăn và chế phẩm khử mùi để giảm mùi hôi chuồng nuôi là nuôi chuẩn ngay ạ.