Kính chào bà con, chăn nuôi sinh học là một trong những nghề mà nhiều hộ nông dân đã áp dụng từ lâu. Nhưng làm sao để có thể áp dụng chính xác và an toàn nhất trong chăn nuôi để đảm bảo năng suất cao nhất thì chúng ta hầu như chưa được phổ biến tài liệu cụ thể và chi tiết. Chính vì thế BSF Smart Farm sẽ tổng hợp lại những kiến thức và cách làm nền tảng để giúp bà con chăn nuôi thành công hơn.
Ứng Dụng Chế Phẩm Sinh Học Trong Chăn Nuôi Gà Hiệu Quả
Chế phẩm sinh học là mắt xích quan trọng để giúp bà con thành công trong chăn nuôi. Từ kỹ thuật ủ men tỏi giúp tăng sức đề kháng, đệm lót sinh học, ủ thức ăn dinh dưỡng và khử mùi hôi chuồng trại…. BSF sẽ trình bày sau đây sẽ hỗ trợ bà con trong chăn nuôi. Bà con có thể nhấn trực tiếp vào mục lục bài viết để đến ngay mục mình cần vì bài viết này khá dài.
Kỹ Thuật Ủ Thức Ăn Cho Gà, Vịt, Ngan, Cút Hiệu Quả
Tại sao nên ủ chín cám ngô, cám gạo.. làm thức ăn chăn nuôi ?
Cám gạo, bột ngô, bột sắn… có hàm lượng tinh bột cao. Việc ủ chín lên men sẽ tạo ra nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng, tiết kiệm được thời gian và sức lao động.
– Tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có, giá cả phù hợp
– Vật nuôi sinh trưởng phát triển tốt, tăng trọng nhanh
– Giảm tối đa mùi hôi, thối trong chăn nuôi, không mất công đun nấu
– Tăng sức đề kháng, giảm mắc bệnh đường ruột, giảm thiểu việc sử dụng thuốc thú y.
Cám ngô, cám gạo.. sau khi được ủ chín sử dụng rất hiệu quả cho tôm, cá, gia súc (heo, bò, dê..), gia cầm (gà, vịt..)
Những mối nguy hiểm của cách nuôi truyền thống
Hiện nay, mô hình nuôi gà thả vườn đang được áp dụng. Phổ biến trong các hộ dân nuôi gà. Với mô hình này, gà chủ động tìm bới thức ăn trong đất nhưng cũng sẽ thải trực tiếp phân xuống đất. Việc này dẫn đến sự sinh sôi mầm bệnh, rất khó kiểm soát nguồn thức ăn mà gà ăn vào. Do đó, cần sử dụng nhiều loại kháng sinh để điều trị bệnh. Dẫn tới hiện tượng tồn dư lượng lớn kháng sinh trong thịt gà xuất.
Hơn nữa, nếu cho gà ăn toàn bộ cám tổng hợp thì giá thành cao. Đội chi phí chăn nuôi lên cao. Nếu chỉ cho ăn cám hữu cơ lại không đủ dinh dưỡng cho gà lớn nhanh.
Ủ thức ăn cho gà đem lại lợi ích gì?
– Lên men thức ăn cho gà bằng chế phẩm vi sinh vật giúp bổ sung chất dinh dưỡng và tạo mùi thơm cho cám, kích thích gà ăn khỏe hơn, lớn nhanh hơn
– Mật độ cao vi sinh vật có lợi trong men ủ thức ăn giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, nâng cao khả năng miễn dịch cho gà.
– Gà ăn thức ăn lên men khỏe mạnh hơn, ít bị bệnh hơn, hầu như không cần dùng đến thuốc kháng sinh.
– Hàm lượng cao enzyme tiêu hóa do vi sinh vật có lợi tiết ra giúp tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng trong đường ruột, do đó lượng phân thải ra ít, giảm được mùi hôi thối khu vực nuôi.
Chế Phẩm Sinh Học Ủ Thức Ăn Cho Gia Cầm Là Gì?
Chế phẩm vi sinh ủ thức ăn chăn nuôi là dòng chế phẩm sinh học dùng để ủ thức ăn và bổ sung vi sinh vật có lợi cho gia súc, gia cầm.Trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi hiện nay, tỷ lệ các chất tinh bột như cám, bột ngô, bột sắn… thường chiếm tới trên 80%. Nếu phần tinh bột này không được làm chín thì chăn nuôi sẽ kém hiệu quả vì thức ăn không được tiêu hóa tốt do vậy chi phí thức ăn lớn. Gia súc, gia cầm, thủy sản… sẽ tiêu hóa hấp thu tốt thức ăn tốt hơn khi được làm chín.
Cha ông chúng ta đã biết làm chín dưa, cà, thịt… sống bằng cách muối dưa, cà, làm nem chua… Đây chính là phương pháp lên men thức ăn nhờ một loại men có sẵn trong môi trường tự nhiên.
Trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, để lên men làm chín thức ăn tinh bột nhanh hơn, tiêu hóa tốt hơn người ta dùng một nhóm các chủng vi sinh (men) được chọn lọc, nhân sinh khối với mật độ cao, có năng lực cao trong việc chuyển hóa (thủy phân/cắt mạch… protein thành acid amin/peptid, mỡ thành acid béo, tinh bột thành đường…) các chất khó tiêu sang dễ tiêu.
Công dụng của Chế phẩm vi sinh ủ thức ăn chăn nuôi BSF:
Đây là chế phẩm vi sinh cung cấp nhiều vi sinh vật hữu ích để phân giải các chất khó tiêu thành dễ tiêu, giúp vật nuôi cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, nâng cao sức đề kháng, hấp thu dinh dưỡng tối đa và tăng cường hệ miễn dịch:
- Nâng cao sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch cho vật nuôi.
- Giảm tỷ lệ mắc bệnh đường ruột, hen suyễn, tai xanh…
- Giảm thiểu tối đa việc sử dụng kháng sinh và dinh dưỡng bổ sung khác.
- Tăng tiêu hoá và hấp thu dinh dưỡng tối đa à tăng trọng nhanh.
- Giúp vật nuôi ăn nhiều, ngủ nhiều.
- Giảm tối đa mùi hôi chuồng nuôi, đống/bể ủ thức ăn (ruồi lính đen).
- Tỉ lệ móc hàm, nạc cao và thuộc thịt sạch, thịt thơm.
- Không mất công và chi phí nấu thức ăn cho vật nuôi.
Đặc biệt: chế phẩm sinh học có thể ủ chín thức ăn ở các điều kiện nhiệt cao hoặc thấp, độ ẩm cao (lên men ướt) hoặc thấp (lên men khô), dùng làm men thủy phân bã đậu tương/đậu tương/trứng/ấu trùng ruồi lính đen/bã men bia… thành acid amin trong các nhà máy/xưởng sản xuất acid amin.
Cách ủ chín nguyên liệu bằng MEN Ủ THỨC ĂN BSF:
Chuẩn bị nguyên liệu:
Nguyên liệu | Công thức 1 | Công thức 2 | Công thức 3 |
Bột ngô | 200kg | 300kg | 400kg |
Cám gạo, cám mì | 100kg | 100kg | |
Bột sắn | 100kg | ||
MEN Ủ | 1kg | 1kg | 1kg |
Nước sạch (1 lít=1kg) | 120kg | 120kg | 120kg |
Tổng cộng | 521kg | 521kg | 521kg |
Cách ủ
Nguyên liệu theo mỗi công thức trên được trộn đều, làm tơi, cho vào bao tải hoặc thùng, đậy kín, giữ nhiệt độ (tối ưu) vào mùa đông đạt 35°C, ủ từ 24-48 giờ. Khi hỗn hợp nguyên liệu có mùi thơm mát và chua nhẹ thì cho ăn trực tiếp hoặc trộn với bột cá, bột thịt, khô đậu… theo nhu cầu của từng loại gia súc gia cầm, hoặc trộn theo công thức sau:
Giai đoạn phát triển | Hỗn hợp đã ủ chín (kg) | MEN Ủ THỨC ĂN BSF (kg) | Cám đậm đặc (kg) | Hỗn hợp cho ăn (kg) |
Lợn từ 15-25kg | 1042 | 2 | 173 | 1215 |
Lợn từ 25-44kg | 1042 | 2 | 130 | 1172 |
Lợn từ 45kg-xuất chuồng | 1042 | 2 | 104 | 1146 |
Nái hậu bị, chửa | 1042 | 2 | 70 | 1112 |
Nái đẻ, nuôi con | 1042 | 2 | 104 | 1146 |
Gà, vịt, cút nhỏ | 1042 | 2 | 173 | 1215 |
Gà, vịt, cút lớn | 1042 | 2 | 104 | 1146 |
Lưu ý:
- Cách thử độ ẩm tối ưu của đống ủ: bốc lấy một nắm hỗn hợp đã trộn rồi nắm chặt tay lại, nếu thức ăn thành nắm nhưng dễ dàng tơi ra khi mở tay ra là có độ ẩm thích hợp. Nếu nắm thành nắm mà không tự tơi ra được là ướt quá. Còn nếu nắm không thành nắm được là khô quá.
- Thời gian ủ lâu hơn sẽ làm thức ăn dễ tiêu hơn.
- Khi ủ thức ăn cho cá cần ủ trên 3 ngày để thức ăn xốp, nhẹ, nổi hoặc lơ lửng trong nước.
- Lượng thức ăn cho ăn mỗi ngày phải được ủ vào một túi để cho ăn hết trong ngày, tránh mở ra nhiều lần thức ăn dễ bị mốc.
- Sử dụng để thủy phân ấu trùng ruồi lính đen… nhưng động vật giàu mỡ và vỏ kitin cần bổ sung thểm chủng vi sinh có chức năng sản xuất mạnh các enzyme lipase, chitin…
Đối Tượng Sử Dụng Thức Ăn Ủ Men
Thức ăn ủ men được sử dụng cho nhiều loại gia cầm và gia súc trong phạm vi bài viết này xin liệt kê những gia cầm có thể sử dụng hiệu quả mang lại hiệu quả cao.
- Gà mọi lứa tuổi từ mới nuôi đến chuẩn bị xuất bán.
- Vịt nuôi cạn và nuôi nước
- Ngan Ngỗng nuôi lấy thịt và lấy trứng
- Gà cảnh, gà tre, gà chọi….
- Chim cút, chim trĩ, chim Công, …..
Video Hướng Dẫn Cụ Thể
Kỹ Thuật Ủ Men Tỏi Cho Gà:
Tại sao phải ủ men tỏi cho vật nuôi?
Men tiêu hóa hay enzyme tiêu hóa bản chất là các loại enzyme: protease – tiêu hóa protein, amylase – tiêu hóa tinh bột, lipase – tiêu hóa chất béo, phytase – tiêu hóa photpho… Các men tiêu hóa này được cơ thể vật nuôi tiết ra hoặc được tạo ra bởi vi sinh vật trong hệ tiêu hóa.
Trong điều kiện tự nhiên nguồn enzyme này được cơ thể vật nuôi tổng hợp đủ và không phải cung cấp thêm, tuy nhiên trong chăn nuôi công nghiệp, thời gian nuôi ngắn, lượng thức ăn hàng ngày cho ăn nhiều hơn khả năng tiêu hóa của con vật, vì vậy các men tiêu hóa tự nhiên từ cơ thể thường không đáp ứng đủ, gây ra hiện tượng tiêu hóa không hết thức ăn (phân sống), gây lãng phí thức ăn, ô nhiễm môi trường chăn nuôi. Vật nuôi bị chướng bụng, đầy hơi ảnh hưởng sức khỏe.
Ngoài ra khi vật nuôi bị stress, ốm bệnh, dùng thuốc kháng sinh sẽ làm ảnh hưởng hệ vi sinh vật đường ruột gây thiếu hụt lượng enzyme tiêu hóa của cơ thể. Vi sinh vật có lợi chết đi còn làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây rối loạn tiêu hóa, các vi sinh có hại phát triển tăng khả năng mắc bệnh ở vật nuôi.
Chính vì vậy men tiêu hóa là thức ăn chăn nuôi bổ sung quan trọng cho vật nuôi. Bổ sung thường xuyên kết hợp lượng thức ăn hàng ngày để giúp vật nuôi tiêu hóa tốt nhất. Bổ sung bằng hình thức trộn thức ăn hoặc pha nước uống.
Tác dụng của men tỏi trong nuôi gà:
- Giúp vật nuôi ổn định hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột, tăng cường hấp thu dinh dưỡng tối đa, nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch.
- Giảm tối đa mùi hôi chuồng nuôi.
- Giảm tỷ lệ mắc bệnh đường ruột : e coli, salmonella, cầu trùng, viêm ruột…
- Giảm thiểu tối đa việc sử dụng kháng sinh và dinh dưỡng bổ sung khác.
- Giúp vật nuôi nâng cao sức đề kháng, hấp thu dinh dưỡng tối đa và tăng cường hệ miễn dịch;
- Giúp ăn nhiều, ngủ nhiều, giảm tiêu tốn thức ăn trên cân tăng trọng.
- Giảm tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn, tai xanh…
- Giảm thiểu tối đa việc sử dụng kháng sinh và dinh dưỡng bổ sung khác.
- Tỷ lệ móc hàm, nạc cao, cung cấp thịt sạch.
Hướng dẫn ủ men tỏi cho vật nuôi:
Hoà 1 Lít Bio ST, 2Kg Rỉ Mật (Hoặc Đường Đen) 1 Lít Dấm Tươi, 5Kg Tỏi xay nhuyễn hoặc đập nát với 25 Lít Nước Sạch (Nước Suối hoặc nước đun sôi để nguội)
Ủ Men vi sinh tỏi trong thùng hoặc can nhựa đậy kín nắp, mỗi ngày mở nắp can/thùng nhựa cho thoát bớt khí ra để tránh trào hoặc nổ thùng.
Sau 4 ngày là có thể cho vật nuôi dùng bằng đường uống hoặc trộn kèm với thức ăn.
Hiệu quả cao hơn khi kết hợp dùng Men Bio ST với Dung Dịch Đạm Ấu trùng Thuỷ phân BIO SA
(Lưu ý: Không ủ Dung dịch đạm thuỷ phân Bio BSF kèm men tỏi, pha trực tiếp BIO BSF cho vật nuôi uống ) Liều lượng: 1 lít BIO ST cho 200 lít Nước
- Cách dùng:
– Cho gia súc, gia cầm uống: Hòa tan 10ml BIO ST, 2-3ml BIO BSF trong 1 lít nước sạch cho gia súc, gia cầm uống.
– Pha trộn với thức ăn: Sử dụng 20ml BIO ST, 2-3ml BIO BSF trộn với 1 kg thức ăn.
Video Hướng Dẫn Ủ Men Tỏi
Kỹ Thuật Làm Đệm Lót Sinh Học Cho Gà
LỢI ÍCH CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐỆM LÓT SINH HỌC:
- Làm tiêu hết phân do đó mùi hôi thối, khí độc trong chuồng nuôi hầu như không còn, tạo môi trường sống tốt không ô nhiễm. Vì vậy:
- Cải thiện môi trường sống cho người lao động
- Tạo cơ hội phát triển chăn nuôi ngay ở nơi dân cư đông đúc.
- Sẽ không phải thay chất độn trong suốt quá trình nuôi do đó giảm tối đa nhân công dọn chuồng và nguyên liệu làm chất độn.
- Giảm rõ tỷ lệ mắc bệnh đặc biệt là bệnh tiêu chảy và bệnh hen. Giảm tỷ lệ chết và loại (gà đẻ 5%, gà thịt 2%). Vì vậy giảm công và chi phí thuốc trong việc chữa trị bệnh.
- Tăng chất lượng đàn gà và chất lượng của sản phẩm:
- Úm gà trên đệm lót gà con khỏe mạnh, đồng đều, ít bị bệnh và tăng trưởng tốt sau này. Gà nuôi trên nền đệm lót không bị thối bàn chân, không bị què chân, lông tơi mượt và sạch. Thịt chắc, thơm ngon, giảm tồn dư kháng sinh
- Hạch toán kinh tế người chăn nuôi sẽ lợi:
- Môi trường không ô nhiễm.
- Giảm được công việc nặng nhọc trong việc thường xuyên thay chất độn.
- Chi phí chung sẽ ít hơn nên thu nhập tăng lên
KỸ THUẬT LÀM ĐỆM LÓT:
Nền chuồng bằng ciment hoặc gạch. Nếu chuồng làm mới thì nền bằng đất sẽ giảm chi phí xây dựng.
Phương pháp làm đệm lót với nguyên liệu là trấu:
Sử dụng úm gà, nuôi gà thịt
Thực hiện làm đệm lót cho 30 -50 m nền chuồng theo các bước sau:
Bước 1: Rải trấu lên toàn bộ nền chuồng dày 10cm, sau đó thả gà vào.
Bước 2: Sau 7-10 ngày đối với gà nuôi úm, 2-3 ngày đối với gà nuôi thịt, quan sát trên bề mặt chuồng khi nào thấy phân rải kín, dùng cào cào sơ qua lớp mặt đệm lót (cần quây gọn gà về 1 phía để tránh gây xáo trộn đàn gà).
Bước 3: Sau khi cào lớp mặt xong thì rắc đều chế phẩm men lên toàn bộ bề mặt chất độn, tiếp tục dùng tay xoa trên bề mặt để men được phân tán đều khắp. Cách làm chế phẩm men: 1 kg chế phẩm BALASA N0 -1 trộn đều với 5 -7 kg bột bắp hoặc cám gạo, cho thêm 2,5 -3,2 lít nước sạch, xoa cho ẩm đều, cho vào túi hoặc thùng và để chỗ ấm ủ trong 2 -3 ngày (mùa đông cần chú ý giữ nhiệt độ ủ ấm, để không làm giảm chất lượng đệm lót).
Cần phải làm chế phẩm men trước khi sử dụng 2 -3 ngày.
Phương pháp làm đệm lót với nguyên liệu là mùn cưa hoặc kết hợp với trấu:
Do mùn cưa có khả năng hút ẩm tốt nên chất độn mùn cưa hoặc kết hợp với trấu thường áp dụng để nuôi vịt, ngan, thỏ (thải phân có nước nhiều) hoặc gà đẻ (thời gian nuôi kéo dài).
Thực hiện làm đệm lót cho 30 -50 m nền chuồng theo các bước sau:
Bước 1: Rải lớp mùn cưa dày 15cm lên nền chuồng (nếu kết hợp dùng trấu thì đầu tiên rải 8 cm trấu, sau đó rải tiếp 7cm mùn cưa).
Bước 2: Nếu mùn cưa khô, phun nước sạch đều lên trên lớp mùn cưa sao cho mùn cưa có độ ẩm 20% ( dùng tay bốc một nắm mùn cưa, quan sát thấy hạt mùn cưa bị thấm ẩm nhưng vẫn tơi rời là được). Thả gà vào nuôi. Chú ý: phun nước như mưa và sau một lúc phải dùng tay xoa cho ẩm đều.
Bước 3: Giống như bước 2 làm đệm lót với nguyên liệu là trấu
Bước 4: Rắc đều chế phẩm men đã được chế lên toàn bộ bề mặt độn lót. Sau đó
dùng tay xoa trên mặt để men được phân tán đều khắp Làm chế phẩm men như đã nêu trong phương pháp làm với nguyên liệu là trấu.
Làm đệm lót lên men để nuôi gà đẻ trên lồng tầng :
* Đối với chuồng nuôi đã có sẵn:
Do khoảng cách giữa đáy lồng với nền chuồng chỉ khoảng trên dưới 50cm nên khó thao tác vì vậy phải tiến hành lên men nguyên liệu làm đệm lót ở bên ngoài sau đó mới đưa vào chuồng. Cụ thể như sau:
Chuẩn bị: Để làm cho 50m diện tích đệm lót chuồng
– Đem 1 kg BALASA N01 trộn 5kg bột bắp và cám gạo cho vào thùng, thêm 180 lít nước sạch, đậy kín để vào chỗ ấm trong 2 ngày sẽ được dịch lên men.
– Trước khi làm lấy 5 kg bột ngô và cám gạo, sau đó lấy hơn 2,5 lít dịch lên men đã làm ở trên cho thêm vào, xoa cho ẩm đều.
Cách lên men mùn cưa ở bên ngoài:
Bước 1: Rải lớp mùn cưa dày 10cm lên nền.
Bước 2: Rắc đều 5kg bột bắp và cám, xử lý men trên mặt chất độn.
Bước 3: Tưới đều dịch lên men và rắc đều bã còn lại lên trên mặt độn lót sau đó xoa nhẹ lớp trên mặt.
Chú ý: Do mùn cưa khô cần thêm nước cho phù hợp.
Bước 4: Dùng bạt phủ kín. Sau vài ngày sờ thấy đệm lót ấm nóng là có thể sử dụng được.
Hoàn thiện đệm lót lên men trong chuồng nuôi
Bước 1: Rải trấu hoặc mùn cưa lên nền chuồng đạt độ dày 20 cm.
Bước 2: Rải đều 10cm mùn cưa đã được lên men ở bên ngoài lên trên mặt là được.
* Đối với chuồng làm mới
Nếu nơi nào đất cao có thể đào nền chuồng nơi thải phân xuống sâu 30 cm, sẽ làm đệm lót ngay trong chuồng. Cách làm:
Bước 1: Rải trấu lên nền chuồng đạt độ dày 20 cm. Sau đó rải tiếp 10cm mùn cưa.
Bước 2: Rắc đều 5kg bột bắp và cám, xử lý lên men lên mặt chất độn.
Bước 3: Tưới đều dịch lên men và rắc đều bã còn lại lên trên mặt độn, sau đó xoa nhẹ lớp trên mặt.
Bước 4: Dùng bạt phủ kín. Sau vài ngày sờ thấy đệm lót ấm nóng là có thể sử dụng được.
Trường hợp đặc biệt
Trường hợp sử dụng luôn chuồng úm gà để nuôi tiếp: Khi đạt đến 22 ngày tuổi, sau khi cào cho tơi trên mặt đệm lót, rắc đều chế phẩm men đã được chế lên toàn bộ bề mặt, sau đó dùng tay xoa trên mặt để men được phân tán đều khắp là được.
SỬ DỤNG VÀ BẢO DƯỠNG:
– Phải chú ý làm tơi xốp bề mặt đệm lót: cứ sau 1-2 ngày cào trên bề mặt đệm
lót một lần để giúp cho đệm lót được tơi xốp, phân sẽ được phân hủy nhanh hơn. Thời gian dài ngắn tùy thuộc vào mặt đệm lót bị nén chặt hay không và lượng phân nhiều hay ít. Trong quá trình cào trên bề mặt đệm lót không được cào sâu xuống sát nền chuồng.
– Nuôi trong vài tuần nếu có mùi hơi hăng hắc thì xới tơi đệm lót, để cửa thông thoáng, mùa nóng có thể dùng quạt gió. Trong trường hợp này gà vẫn sinh trưởng tốt, khỏe mạnh.
-Để đệm lót luôn luôn khô và tiêu hủy phân tốt thì có thể sau một thời gian cần phải bảo dưỡng 1 lần (sau khi xới tơi trên mặt đệm lót thì rắc chế phẩm men, được chế như ở phần trên, đều lên mặt).Khi bảo dưỡng lúc trong chuồng có gà vào những ngày nóng, thường bố trí thời gian để làm vào buổi chiều mát sẽ ít ảnh hưởng đến gà.
-Tránh để bị nước mưa hắt làm ướt đệm lót.
-Khi nuôi gà trên nền đệm lót cần phải để ý khu vực máng uống, nếu thấy nước rơi làm ướt đệm lót thì phải thay ngay bằng lớp trấu mới.
-Nuôi vịt cần chú ý không để vịt sau khi bơi ở ao hồ lên vào chuồng ngay.
– Khi phát hiện độn lót có mùi của khí NH3 và thối nhẹ là tác dụng phân giải phân chưa tốt cần phải xử lý kịp thời. Tùy từng nguyên nhân: do đệm lót ướt quá; đệm lót bị nén không tơi xốp; men kém hoạt động… mà có cách xử lý phù hợp, nhưng chung nhất là phải làm khô, xới tơi đệm lót và sau đó bổ sung chế phẩm men BALASA N01 .
-Do nhiệt độ ở đệm lót luôn ấm nóng nên khi úm gà chỉ cần quây kín ở dưới khoảng trên dưới 50cm còn phía trên phải để thoáng, đặc biệt trong mùa nóng
-Mùa nóng khi úm gà do đệm lót luôn luôn ấm vì vậy nên treo đèn cao hơn để tránh nhiệt độ cao làm bốc hơi nước làm cho gà bị nhiễm lạnh – ẩm dễ bị bệnh.
THỜI GIAN SỬ DỤNG:
Một đệm lót nền chuồng được xử lý tốt có thể kéo dài thời gian sử dụng từ 6 tháng đến một năm hoặc có thể dài hơn. Thời gian sử dụng phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Nguyên liệu dùng làm đệm lót:Dùng chất độn là mùn cưa tốt nhất. Có thể sử riêng mùn cưa hoặc cả trấu và mùn cưa, nhưng cần chú ý là trấu được rải ở dưới còn mùn cưa thường được rải ở lớp trên mặt.
Độ dày độn lót:Nếu chất độn mỏng sẽ có thời gian sử dụng ngắn hơn so với chất độn dày
Chế độ bảo dưỡng: Đây là điều đặc biệt quan trọng cần phải chú ý:
– Độn lót hoạt động tốt phải đảm bảo có độ tơi xốp cần thiết, cho nên sau vài ngày cào trên bề mặt đệm lót một lần để giúp cho đệm lót được tơi xốp, phân sẽ được phân hủy nhanh hơn.
-Tránh để bị nước mưa và nước ở máng uống làm ướt đệm lót.
– Định kỳ bảo dưỡng đệm lót.
Chế độ nuôi dưỡng gà: Cần bổ sung men tiêu hóa trong thức ăn hoặc nước uống cho gà hoặc dùng thức ăn lên men để chăn nuôi nhằm làm tăng năng lực tiêu hóa, giảm lượng phân thải ra.
CHÚ Ý TRONG VIỆC CHỐNG NÓNG:
Vấn đề tồn tại lớn nhất cần giải quyết khi nuôi gà trên đệm lót lên men là việc chống nóng trong mùa hè. Do đệm lót luôn sinh nhiệt nên ở các mùa có thời tiết mát lạnh thì nuôi gà rất tốt hoặc ở tháng có nhiệt độ không quá nóng mà có biện pháp chống nóng tốt cũng sẽ ảnh hưởng nhiều.
Vấn đề chống nóng cũng không đặt ra đối với úm gà và nuôi gà đẻ lồng tầng ở
chuồng kín. Bởi vì:
– Do gà con cần nhiệt độ chuồng nuôi cao nên làm đệm lót chuồng để úm gà sẽ có được hiệu quả rất tốt ở tất cả các mùa trong năm.
– Nuôi gà đẻ lồng tầng ở chuồng kín cũng có thể duy trì đệm lót chuồng quanh năm, gà không trực tiếp sống trên đệm lót.
Chống nóng trong mùa hè chủ yếu đối với gà nuôi thịt, gà đẻ trên nền chuồng láng xi măng hoặc lát gạch. Cụ thể:
– Cần mở hết cửa cho thông thoáng, nếu cần phải dùng quạt hơi nước để thoát hơi nóng và làm mát chuồng nuôi, tránh bị om nhiệt trong chuồng làm cho gà bị xỉu, có thể bị chết.
– Trong trường hợp không có biện pháp chống nóng tốt thì trong vài tháng nóng nhất có thể thực hiện nuôi trên đệm lót mỏng định kỳ thay mới. Chú ý: nếu nền chuồng là đất nện thì cần lót ni lông để thu phân cho dễ và tránh nền bị nhiễm bẩn.
Video Hướng Dẫn Cụ Thể VTC16:
Kỹ Thuật Xử Lý Mùi Hôi Khi Nuôi Gà, Gia Cầm
Bạn đang có nhu cầu tìm kiếm chế phẩm vi sinh khử mùi hôi để ứng dụng vào hoạt động sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi. Bạn lăn tăn vì thị trường có quá nhiều sản phẩm khác nhau, với đóng bao bì, đóng chai, đóng can,… Điều này khiến bạn khó khăn trong việc lựa chọn chế phẩm sinh học xử lý mùi hôi chất lượng với giá phù hợp. Tổng hợp thông tin hữu ích mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết này chắc chắn sẽ hữu ích với những ai đang có nhu cầu sử dụng.
Tiêu chí để chọn nơi bán chất khử mùi vi sinh uy tín
Đơn vị hoạt động nhiều năm trên thị trường
Tất nhiên, những đơn vị hoạt động nhiều năm trên thị trường, được bà con nông dân biết đến nhiều thì chắc chắn rằng giải pháp kinh doanh của họ mang đến đạt tiêu chuẩn.
Để có chỗ đứng vững chắc trên thị trường so với hàng loạt đơn vị khác không hề đơn giản chút nào. Bởi đó là cả quá trình xây dựng thương hiệu, do đó bạn hãy tìm hiểu ít nhất 4 đơn vị cung cấp trước khi đưa ra quyết định.
Đơn vị có chính sách bán hàng minh bạch
Chính sách về giá, khuyến mãi luôn là yếu tố mà người mua chế phẩm sinh học xử lý mùi hôi quan tâm đến khi có nhu cầu. Do đó, họ chỉ tìm đến những nơi vị bán có báo giá rõ ràng trên website. Nếu lấy giá sỉ thì có thể riêng hệ, còn bán lẻ thì nên để bảng giá minh bạch, giúp khách hàng nắm rõ về giá phải chi trả.
Sản phẩm vi sinh xử lý mùi hôi số lượng lớn và đảm bảo chất lượng
Điều này rất cần đấy, vì thông thường những đơn vị bán hàng số lượng lớn họ sẽ cung ứng ra thị trường với mức giá tốt nhất.
Nên chọn những nơi bán vi sinh xử lý mùi hôi có cam kết về chất lượng hàng mà họ cung cấp.
Nhân viên tư vấn nhiệt tình
Đây là yếu tố nòng cốt giúp bạn có thể chọn lựa chế phẩm vi sinh khử mùi hôi tại nơi họ cung cấp. Tư vấn niềm nở, đưa ra giải pháp phù hợp với nhu cầu thực tế khách hàng rất quan trọng.
CHẾ PHẨM SINH HỌC KHỬ MÙI HÔI CHUỒNG TRẠI BẰNG CÁCH NÀO?
Để có thể khử mùi chuồng trại hiệu quả, có thể sử dụng chế phẩm sinh học rắc trực tiếp vào nền chuồng, pha với nước sạch để phun hoặc làm đệm lót sinh học chăn nuôi. Tuy nhiên để sử dụng một cách đơn giản, dễ thực hiện, rắc hoặc phun chế phẩm sinh học vào chuồng nuôi là biện pháp tối ưu nhất.
Khử mùi hôi triệt để khi xử lý ở quy mô khép kín: Khử mùi trực tiếp nền chuồng nuôi, xử lý và chống đầy hầm biogas và xử lý chất thải sau chăn nuôi ( nước thải và phân). Một sản phẩm khử mùi hôi tốt phải đáp ứng đầy đủ, xử lý cả 3 khâu khép kín trong quy trình chăn nuôi.
ĐẶC ĐIỂM CỦA CHẾ PHẨM SINH HỌC KHỬ MÙI HÔI CHUỒNG TRẠI
CHẾ PHẨM KHỬ MÙI HÔI CHUỒNG TRẠI là dòng chế phẩm vi sinh – chế phẩm sinh học, nên rất an toàn đối với con người, vật nuôi đặc biệt bảo vệ môi trường rất tốt
CHẾ PHẨM SINH HỌC KHỬ MÙI HÔI CHUỒNG TRẠI khử sạch mùi hôi, thối trong chuồng trại, làm giảm mùi hôi rõ rệt, bà con yên tâm chăn nuôi không lo ô nhiễm môi trường!
CÔNG DỤNG CỦA CHẾ PHẨM SINH HỌC KHỬ MÙI CHUỒNG TRẠI
- Khử mùi hôi chuồng trại chăn nuôi
- Ức chế và tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh
- Khử mùi hôi và phân hủy phân gia súc, gia cầm, … rác thải hữu cơ
- Xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường
- Cung cấp hệ vi sinh vật hữu ích cho môi trường chăn nuôi
- Nâng cao sức đề kháng và phòng chống bệnh cho vật nuôi
HƯỚNG DẪN CÁCH SỬ DỤNG CHẾ PHẨM KHỬ MÙI HÔI CHUỒNG TRẠI
Hướng dẫn sử dụng chế phẩm khử mùi hôi dạng dịch
Lắc đều chai chế phẩm KHỬ MÙI HÔI CHUỒNG TRẠI trước khi mở ra
Pha loãng chế phẩm khử mùi hôi chuồng trại theo tỉ lệ: 1 gói chế phẩm với 50 lít nước sạch, sau đó phun cho diện tích 200 – 300m2 chuồng trại
Với chế phẩm KHỬ MÙI HÔI CHUỒNG TRẠI – bà con không cần phải lo lắng về mùi hôi nữa nhé!
Hướng dẫn sử dụng chế phẩm khử mùi hôi chuồng trại dạng bột
Có thể rắc trực tiếp vào chuồng nuôi theo hướng dẫn chi tiết trên bao bì
Có thể dùng làm đệm lót sinh học chăn nuôi.
Video Hướng Dẫn Cụ Thể:
Vậy là BSF Smart Farm đã hướng dẫn bà con những kỹ thuật cơ bản về chế phẩm sinh học trong nuôi gà giúp bà con có cái nhìn sơ bộ về những mô hình chăn nuôi phổ biến hiện nay. Mong rằng sẽ giúp ích cho bà con nhiều trong chăn nuôi. Cần tư vấn bà con cứ liên hệ theo số điện thoại trên màn hình nhé.
Chúc bà con thành công.
chẳng may để trẻ con uống nhầm thì tác hại như nào? xử lí ra sao vậy+
Sản phẩm an toàn và thân thiện môi trường nhưng chị nên để xa tầm tay trẻ em nhé. Uống nhầm không gây hại nhưng nên đi đến bệnh viện gần nhất để kiểm tra nhé chị.